Page 282 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 282

đế. Sau khi Alếchxăngđrơ lên làm vua, năm 335 TCN ông

               đến Aten mở trường dạy học. Năm 323 TCN, Alếchxăngđrơ

               chết, ở Aten nổi lên phong trào chống Makêđônia, ông phải

               chạy khỏi Aten đến đảo Ơbê rồi chết ở đó.


               Arixtốt là một học giả uyên bác về nhiều lĩnh vực nhƣ triết

        học,  toán  học,  vật  lí  học,  sinh  vật  học,  sinh  lí  học,  y  học,  sử

        học... đƣợc gọi là bộ Bách khoa toàn thƣ của Hy Lạp.


               Về  triết  học,  ông  chịu  ảnh  hƣởng  rất  lớn  của  tƣ  tƣởng

        Đêmôcrít và Platông, nên tƣ tƣởng triết học của ông có mặt gần

        với chủ nghĩa duy vật nhƣng cuối cùng lại sa vào chủ nghĩa duy


        tâm. Ông là một nhà triết học nhị nguyên luận.

               Một mặt, Arixtốt khẳng định vật chất tồn tại vĩnh viễn - sự

        vật cụ thể đƣợc tạo nên bởi bốn nguyên nhân là chất liệu, hình


        thức, động lực và mục đích. Do đó trong sự vật cụ thể, chất liệu

        và  hình  thức không  thể  tách  rời nhau, không  có hình  thức thì

        không có chất liệu; không có chất liệu thì không có hình thức;


        bởi vậy tuyệt nhiên không có thế giới ý niệm ở ngoài vật chất

        thực tại. Đó là chỗ khác nhau căn bản của triết học Arixtốt với

        triết học duy tâm của Platông.

               Nhƣng mặt khác ông lại cho rằng "hình thức" là nhân tố tích


        cực năng động, và nêu ra một loại "hình thức không có chất liệu,

        đó là "lực thúc đẩy đầu tiên" của mọi vật, là lí tính (nous). Theo

        Arixtốt, lí tính là "tƣ duy của tƣ duy", là "tƣ duy thuần túy", là


        "thần tính" v.v... Nhƣ vậy về điểm này, Arixtốt đã sa vào chủ

        nghĩa duy tâm.

               Về phƣơng pháp luận, Arixtốt có công lao rất lớn trong việc

        sáng tạo ra môn lôgích học: dùng phƣơng pháp quy nạp từ kinh


        nghiệm  rút ra nguyên  lí,  từ nguyên  lí  dùng phƣơng pháp diễn

        dịch (tam đoạn luận) để rút ra những kết luận cá biệt.
   277   278   279   280   281   282   283   284   285   286   287