Page 283 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 283
Về mĩ học, Arixtốt cho rằng tác phẩm nghệ thuật khi mô
phỏng sự vật cá biệt nhằm mục đích làm cho đặc trƣng của sự
vật đƣợc biểu hiện ra.
Về giáo dục, Arixtốt cho rằng mục đích của giáo dục là phát
triển lí tính, đồng thời chủ trƣơng nhà nƣớc nên mở trƣờng dạy
con em quý tộc để họ đƣợc phát triển hài hòa về thân thể, đạo
đức và trí tuệ.
Ngoài ra, ông còn có nhiều đóng góp quan trọng về các mặt
khác nhƣ đã miêu tả tới 100 loài động vật và chia động vật thành
hai nhóm lớn là động vật có xƣơng sống và động vật không có
xƣơng sống; phân loại đá và các khoáng vật; chia văn học thành
thể loại sử thi, bi kịch, hài kịch, chia các thể chế chính trị thành
quân chủ, độc tài, dân chủ v.v...
Arixtốt đã để lại cho đời sau trên 150 tác phẩm về nhiều lĩnh
vực khoa học khác nhau. Tƣ tƣởng của ông có ảnh hƣởng rất lớn
và lâu dài ở phƣơng Tây.
Đến thời Hy Lạp hóa, thuộc về triết học duy tâm có hai
trƣờng phái quan trọng là phái Xtôixit (Stoicisme) và phái Xinit
(Cynisme), có ngƣời dịch là phái Khuyến nho.
Ngƣời sáng lập phái Xtôixit là Dênông (Zénon), quê ở đảo
(1)
Síp, sống vào thế kỉ IV TCN, đến dạy học ở Aten.
Phái Xtôinit chia triết học làm ba phần: luân lí học, luận lí
học và vật lí học, trong đó luân lí học chiếm địa vị trung tâm.
Phái này cho rằng con ngƣời có hai phần là tâm hồn và lí tính.
Chính nhờ có tâm hồn và lí tính mà con ngƣời có thể quan hệ với
toàn vũ trụ. Tâm hồn là căn nguyên chủ động của sự tồn tại của
loài ngƣời.
Cũng nhƣ con ngƣời, vũ trụ có hai nguồn gốc là bị động và
chủ động, vật chất và lí tính. Lí tính của vũ trụ là thần, là ngọn