Page 278 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 278

Đại  biểu  đầu  tiên  của  phái  ngụy  biện  là  Prôtagôrát

        (Protagoras, 485 - 410 TCN). Ông cho rằng mọi nhận thức đều

        có tính chất chủ quan. Nhận thức là do cảm giác của con ngƣời

        kết hợp với tự nhiên mà sinh ra, do đó nhận thức của mỗi ngƣời


        một khác. Vì vậy, cái gì mà ngƣời ta nhận thấy hợp lí thì sự thực

        nó là hợp lí - "con ngƣời là thƣớc đo của mọi sự vật". Nhƣng

        đồng thời, mỗi sự vật đều có hai mặt, vả lại có thể có hai cách


        phán đoán đều hợp lí. Ví dụ, tật bệnh đối với ngƣời ốm là xấu,

        nhƣng đối với thầy thuốc là tốt.

               Một đại biểu khác của phái ngụy biện là Goócgiát (Gorgias,


        487 - 380 TCN). Ông là một nhà diễn thuyết, một nhà văn, nhà

        thơ xuất sắc.

               Ông cho rằng "tồn tại không tồn tại". Nếu có cái gì thực sự


        tồn tại chăng nữa thì cũng không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả

        đƣợc, vì ngôn ngữ không đủ để diễn tả tƣ tƣởng. Từ đó ông kết

        luận chân lí là không có.


               Nhà  triết  học  ngụy  biện  lớn  nhất  của  Hy  Lạp  là  Xôcrát

        (Socrate 469 - 399 TCN), con của một nhà điêu khắc. Ông cho

        rằng mục đích của triết học không phải là để nhận thức tự nhiên

        mà là để nhận thức bản thân mình.


               Về phƣơng pháp luận, Xôcrát phản đối việc dạy lí thuyết,

        chủ trƣơng chỉ cần đặt ra những câu hỏi để đối phƣơng trả lời,

        nhƣ vậy có thể đạt tới chân lí. Ông cho rằng giáo dục thực chất


        là "thuật bà đỡ" tức là giáo dục giữ vai trò giúp cho tƣ tƣởng

        sinh ra. Ông nói bản thân ông không phải là một "Ngƣời hiểu

        biết" mà chỉ là một "ngƣời thích hiểu biết".

               Về  chính  trị,  ông  chủ  trƣơng  việc  trị  nƣớc  không  nên  do


        nhiều ngƣời mà phải do những nhà thông thái có tài năng và đạo
   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283