Page 275 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 275

Anaxago còn là nhà toán học và thiên văn học. Ông nói rằng

        ánh sáng Mặt Trăng là nhận vật của Mặt Trời. Trên Mặt Trăng

        cũng có đất và sinh vật.

               Đêmôcrit (Démocrite, 460 - 370 TCN) quê ở Apđerơ ở vùng


        Tơraxơ, ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại.

        Ông còn giỏi về rất nhiều bộ môn khoa học khác nhƣ toán, vật lí

        học, y học, thiên văn học, sinh vật học, ngôn ngữ học, tâm lí học,


        giáo dục học... vì vậy Mác và Ăngghen coi ông là "bộ óc bách

        khoa đầu tiên trong số những ngƣời Hy Lạp".

               Đêmôcrit cho rằng nguyên tố đầu tiên tạo thành vạn vật là


        nguyên tử (atom). Nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất không thể phân

        chia đƣợc nữa. Tất cả các nguyên tử từ xƣa đến nay đều giống

        nhau nhƣng khác nhau về hình dáng, khối lƣợng và trật tự. Các


        nguyên  tử  đều  ở  trong  "chân  không"  và  kết  hợp  với  nhau  mà

        sinh ra vạn vật.

               Tóm lại, Đêmôcrit nói: "Nguồn gốc của vạn vật là nguyên


        tử và chân không", ngay cả linh hồn cũng do các nguyên tử kết

        hợp với nhau mà tạo thành. Nhƣ vậy, không phải là thần mà là tự

        nhiên trở thành cơ sở phát triển của vũ trụ.

               Về chính trị, ông là ngƣời ủng hộ chế độ dân chủ. Ông nói:


        "Sự bất hạnh trong các nƣớc dân chủ còn thích hơn cái gọi là

        hạnh phúc dƣới sự thống trị của chế độ quân chủ, vì sự tự do bao

        giờ cũng tốt hơn sự nô dịch".


               Đến thời Hy Lạp hóa, ngƣời kế thừa và phát triển học thuyết

        của Đêmôcrit là Êpiquya.

               Êpiquya (Epicure, 341 - 270 TCN) quê ở Samốt. Năm 306

        TCN,  ông  đến  Aten  mua  một  vƣờn  hoa  để  làm  nơi  dạy  học.


        Tƣơng truyền ông đã viết 300 tác phẩm nhƣng không có một tác

        phẩm nào truyền lại đến ngày nay.
   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280