Page 277 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 277
Lucrêtiút cũng đã nêu ra giả thiết về sự xuất hiện loài ngƣời.
Ông cho rằng từ trạng thái động vật có thể phát triển đến con
ngƣời có trình độ văn hóa cao. Lúc đầu con ngƣời sống nhƣ bầy
thú hoang, dần dần biết sử dụng công cụ sản xuất bằng gỗ, đá và
kim loại. Sự phát triển của xã hội loài ngƣời chính là dựa trên cơ
sở sự tiến hóa về công cụ lao động ấy. Nhờ vậy loài ngƣời từ chỗ
ăn sống các hoa quả tự nhiên đến chỗ biết dùng lửa để nấu chín
thức ăn. Gia đình, nhà nƣớc không phải ngay từ đầu đã có mà là
kết quả của một giai đoạn phát triển nhất định. Cùng với sự phát
triển của đời sống con ngƣời, ngôn ngữ, khoa học, nghệ thuật
cũng ra đời và phát triển.
Do lập trƣờng chống tôn giáo của ông nên về sau giáo hội
Kitô tuyên bố ông là ngƣời điên. Họ ngăn cản ảnh hƣởng tƣ
tƣởng của Lucrêtiút, nên mãi đến năm 1473 tác phẩm của ông
mới đƣợc xuất bản lần đầu tiên.
b) Triết học duy tâm
Trƣờng phái triết học duy tâm của Hy Lạp và La Mã cổ đại
cũng có nhiều đại biểu nổi tiếng. Họ là những học giả thông
minh và có tài hùng biện.
Để chống lại phái duy vật, phái duy tâm lúc đầu thƣờng xuất
hiện dƣới hình thức ngụy biện và lập thành một trƣờng phái -
phái ngụy biện.
Phƣơng pháp biện luận của họ là nặng về chủ nghĩa hình
thức và thƣờng thiên về lối chơi chữ. Khi tranh luận thì đặt câu
hỏi liên tiếp để dồn đối phƣơng đến chỗ bí. Tính chất duy tâm
chủ yếu của phái ngụy biện là cho rằng không có chân lí khách
quan mà chỉ có nhận thức chủ quan hoặc chủ nghĩa tƣơng đối mà
thôi.