Page 274 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 274

Đến thế kỉ V, IV TCN, trên cơ sở tiến bộ của khoa học tự

        nhiên,  triết  học  duy  vật  cũng  phát  triển  thêm  một  bƣớc  nhằm

        phân tích cơ sở tồn tại của thế giới vật chất. Triết học duy vật

        thời  kì  này  gắn  liền  tên  tuổi  của  Empêđôclơ,  Anaxagơ,


        Đêmôcrit, Êpiquya...

               Empêđôclơ (Empédocle 490 - 430 TCN) quê ở Agrigiăngtơ

        đảo Xixin. Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ không phải do


        đơn nguyên tố sinh ra mà là do 4 yếu tố là đất, không khí, lửa,

        nước tạo thành. Trong quá trình phát triển của sinh vật thì đầu

        tiên  xuất  hiện  thực  vật,  rồi  đến  động  vật  rồi  đến  con  ngƣời.


        Trong quá trình phát triển ấy, những loài có thể thích nghi với

        hoàn cảnh thì sinh tồn, những loài không thích nghi đƣợc thì diệt

        vong.


               Empêđôclơ bị chết vì rơi xuống núi lửa Etna ở Xixin.

               Anaxago  (Anaxagore,  500  -  428  TCN)  quê  ở  Cladômen.

        Ông xuất thân từ gia đình giàu có, nhƣng ông coi thƣờng phú


        quý, chịu sống nghèo khổ, lấy đó làm kiêu hãnh. Ông là thầy

        giáo và là bạn của Pêriclét, ngƣời đứng đầu nhà nƣớc Aten từ

        năm 443 TCN đến năm 429 TCN. Lúc đầu ông có tiếng tăm rất

        lớn nhƣng đến cuối đời ông bị buộc tội ngạo mạn với các thần và


        bị trục xuất khỏi Aten, rồi vì tuổi già ông bị chết ở nơi lƣu đày.

        Trên bia mộ của ông viết: "Anaxago vĩ đại nằm ở trong mộ, linh

        hồn của ông bay lên đến chỗ chân lí cao nhất".


               Quan điểm triết học của ông là vũ trụ do vô số nguyên tố tạo

        nên. Số nguyên tố vô cùng tận đó lại chia thành những nguyên tố

        mới, do đó hình thành vạn vật trong vũ trụ. Nhƣng sở dĩ vũ trụ

        hình thành, vạn vật biến chuyển là do tác động của "lí tính vũ


        trụ" (nous), mà lí tính vũ trụ là "thứ thuần khiết và tinh tế nhất

        trong muôn vật".
   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279