Page 270 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 270
viện Alếchxăngđri. Thành tích khoa học nổi bật của ông là ông
đã tính đƣợc độ dài của vòng kinh tuyến trái đất là 39.700 km,
và tính đƣợc góc tạo nên bởi hoàng đạo và xích đạo.
Đến thời La Mã, về các lĩnh vực này tuy không phát triển
bằng Hy Lạp nhƣng cũng có những thành tựu quan trọng và một
số nhà khoa học tiêu biểu.
Nhà khoa học nổi tiếng nhất của La Mã là Pliniút (Plinius,
23 - 79). Tác phẩm đầu tiên của ông là Lịch sử tự nhiên gồm 37
chƣơng. Đó là bản tập hợp các tri thức của các ngành khoa học
nhƣ Thiên văn học, Vật lí học, Địa lí học, Nhân loại học, Động
vật học, Thực vật học, Nông học, Y học, Luyện kim học, Hội
họa, Điêu khắc... thời bấy giờ. Do vậy, đây là một tác phẩm
tƣơng tự nhƣ bộ Bách khoa toàn thƣ của La Mã cổ đại.
Năm 79, núi lửa Vêduyvơ lại hoạt động. Ông đến gần để
nghiên cứu hiện tƣợng phun lửa và bị phún thạch thiêu chết.
Clốt Ptôlêmê (Claude Ptôlémée), là một nhà Thiên văn học,
Toán học, Địa lí học ngƣời Hy Lạp sinh trƣởng ở Ai Cập, sống
vào thế kỉ II. Trên cơ sở đúc kết các kiến thức về thiên văn học
của Ai Cập, Babilon và Hy Lạp, ông đã soạn bộ sách Tổng hợp -
Kết cấu toán học (Composition mathématique), trong đó, ông
cũng cho rằng quả đất hình cầu, nhƣng so với Pitago và Acsimét
thì quan điểm của ông thụt lùi một bƣớc vì ông cho rằng quả đất
là trung tâm của vũ trụ. Quan điểm này của Ptôlêmê đã chi phối
nền thiên văn học châu Âu trong suốt 14 thế kỉ, mãi đến thời
Phục hƣng, thuyết này mới bị thuyết hệ thống mặt trời của
Côpécních đánh đổ.
Ptôlêmê còn soạn sách Địa lí học (Géographie) gồm 8
chƣơng. Trong sách này Ptôlêmê đã vẽ một bản đồ thế giới:
Vùng Bắc cực là Xcăngđinavi, vùng Nam cực là lƣu vực sông