Page 267 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 267

kiến trúc, đồ trang sức, tĩnh vật... Còn chân dung ngƣời tuy cũng

        có nhƣng rất ít. Đặc biệt ở vùng sa mạc Arập đã giữ lại đƣợc

        mấy bức chân dung vẽ bằng màu trên gỗ rất đẹp. Đó là hình của

        ngƣời chết dùng để đặt lên mặt của xác ƣớp.




            4. Khoa học tự nhiên

               Về khoa học tự nhiên, Hy Lạp cổ đại có những cống hiến


        quan trọng về các mặt Toán học, Thiên văn học, Vật lí học, Y

        học v.v... Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi nhiều nhà

        khoa  học  nổi  tiếng  nhƣ  Talét,  Pitago,  Ơclít,  Ácsimét,  Arixtác,


        Êratôxten...

               a) Talét (Thales, thế kỉ VII - VI TCN) quê ở Milô, một thành

        bang Hy Lạp ở Tiểu Á. Ông đã du lịch nhiều nơi, do đó đã tiếp


        thu đƣợc các thành tựu của Babilon và Ai Cập. Phát minh quan

        trọng nhất của Talét là tỉ lệ thức. Dựa vào công thức ấy ông đã

        tính đƣợc chiều cao của Kim tự tháp bằng cách đo bóng của nó.


               Talét còn là một nhà thiên văn học. Ông đã tính trƣớc đƣợc

        ngày nhật thực, năm 585 TCN, ông tuyên bố với mọi ngƣời đến

        ngày 28-5-558  sẽ  có  nhật  thực,  quả  nhiên  đúng nhƣ  vậy.  Tuy

        nhiên, ông đã nhận thức sai về trái đất vì ông cho rằng trái đất


        nổi trên nƣớc, vòm trời hình bán cầu úp trên mặt đất.

               b) Pitago (Pythagoras, khoảng 580 - 500 TCN) quê ở đảo

        Xamốt  trên  biển  Êgiê,  ông  cũng  đã  đi  du  lịch  ở  nhiều  nƣớc


        phƣơng Đông, đã tiếp thu đƣợc nhiều thành tựu Toán học của

        những nƣớc này. Trên cơ sở đó ông đã phát triển thành định lí

        mang tên ông về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông. Ông

        còn phân biệt các loại số chẵn, số lẻ và số không chia hết.
   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271   272