Page 284 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 284
lửa đầu tiên sáng tạo ra sinh mệnh. Thế giới do nó sinh ra sẽ bị
nó hủy diệt rồi lại tạo ra trạng thái mới. Sự hủy diệt thế giới ấy
gọi là tính tất nhiên của vũ trụ hoặc là "số phận".
Phái Xtôixit đề xƣớng lí tƣởng thế giới hoặc lí tƣởng vũ trụ,
cho rằng trƣớc lí tƣởng vũ trụ, mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi cá
(2)
nhân đều bình đẳng, do đó dân tự do và nô lệ, ngƣời Hy Lạp
và ngoại kiều đều bình đẳng. Họ tin tƣởng có thể thành lập một
xã hội lí tƣởng, một quốc gia vũ trụ. Chủ nghĩa thế giới là điểm
tiến bộ của phái này.
Đến thời La Mã, thuộc về phái Xtôinit có ba nhà triết học là
Xênéc, Epíchtêtút và Mácut Ôrêliút.
Xênéc (Sénèque, 4-65) là thầy học của bạo chúa Nêrôn.
Tƣ tƣởng triết học chủ yếu của ông là vấn đề đạo đức. Ông
chủ trƣơng con ngƣời phải độc lập về nội tâm và yên tĩnh về tinh
thần.
Về quan điểm chính trị, ông thừa nhận sự bình đẳng của mọi
ngƣời kể cả nô lệ, công kích sự giàu có, đề cao sự vui sƣớng
trong cảnh thanh bần. Nhƣng bản thân ông vì Nêrôn ban cho
nhiều tài sản nên không thể có thái độ dứt khoát về vấn đề này.
Về sau Nêrôn bắt ông phải chết, ông đã cắt tĩnh mạch tự tử.
Tác phẩm của ông gồm có: Bàn về nhân từ, Bàn về phẫn nộ,
Bàn về sự yên tĩnh của tinh thần, Bàn về cuộc sống hạnh phúc.
Êpíchtêtút (Epictetus, thế kỉ I – đầu thế kỉ II) là học trò của
Xênéc. Khi ông dạy học ở La Mã, bản thân hoàng đế Tơragian
cũng đã nghe ông giảng. Đặc điểm triết học của ông là chủ nghĩa
bi quan và luân lí cá nhân chủ nghĩa.
Máccút Ôrêliút (Marchus Orelius, 121 - 180) là hoàng đế La
Mã (161 - 180) nên ông đƣợc gọi là "nhà triết học trên ngôi
báu".