Page 285 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 285

Quan điểm  triết học chủ  yếu  của ông là: con ngƣời là do

        thần xếp đặt nên con ngƣời phải làm tròn nghĩa vụ của mình dù

        phải chịu đựng mọi khó khăn và thử thách.

               Phái triết học đáng chú ý thứ hai thời Hy Lạp hóa là phái


        Xinit (phái Khuyến nho).

               Ngƣời  đƣợc  coi  là  kẻ  sáng  lập  phái  này  là  Ăngtixten

        (Antisthene, 444 - 365 TCN), học trò của Xôcrát. Phái Xinít nảy


        sinh trong giới trí thức nghèo khổ ở các thành thị lớn. Họ cũng

        nhƣ Xôcrát, không làm nghề nghiệp gì cả, sống rất thiếu thốn,

        coi sự nghèo khổ là một triết lí của cuộc sống. Do đó họ phản


        đối tài sản, gia đình, luật lệ, đạo đức, chế độ nô lệ... Khẩu hiệu

        của họ là trở về với tự nhiên, trở về với cuộc sống giản dị. Do

        vậy phái này đƣợc những ngƣời tự do bất mãn với chế độ đƣơng


        thời và nô lệ nghe theo.

               Tuy ngƣời sáng lập ra  phái Xinít là Ăngtixten, nhƣng đại

        biểu nổi tiếng nhất lại là Điôgien (Điogene, 413 - 327 TCN), học


        trò của Ăngtixten.

                       Điôgien sống hết sức khổ hạnh, để râu dài, ban ngày đi

               chân đất khắp phố, tay chống gậy, vai mang bị, ban đêm về

               ngủ trong một cái thùng rượu ở ngoại ô. Ông khinh thường


               tất cả mọi người, mọi thứ và tự coi sứ mệnh chân chính của

               mình là chi phối mọi người.

                       Tương  truyền  có  lần  ở  Coranh,  Alếchxăngđrơ  đại  đế


               gặp Điôgien đang ngồi sưởi nắng buổi sáng bên vệ đường.

               Alếchxăng hỏi: "Nhà triết học kia, ngươi có muốn yêu cầu

               ta gì không?" Điôgien lạnh lùng trả lời: "Có, xin ngài đừng

               che mặt trời của tôi". Nghe nói, sau đó Alếchxăngđrơ về nói


               với  những  người  thân  cận  rằng:  "Nếu  ta  không  phải  là

               Alếchxăngđrơ thì ta muốn làm Điôgien".
   280   281   282   283   284   285   286   287   288   289   290