Page 287 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 287
cũng tƣơng đối tiêu biểu. Điều đáng chú ý là việc ban hành luật
pháp ở Aten thƣờng là kết quả của sự đấu tranh của quần chúng
và thƣờng gắn liền với những cải cách về chính trị, hiến pháp và
luật Đracông
Tƣơng truyền rằng trọng quá trình ra đời của nhà nƣớc,
Têdê (Thésée) đã thảo ra hiến pháp đầu tiên của Aten. Theo hiến
pháp này, bộ máy nhà nƣớc của Aten gồm có ba bộ phận chủ
yếu là Hội đồng quý tộc, Quan chấp chính và Đại hội công dân.
Tuy ngay khi mới thành lập, nhà nƣớc Aten đã là nhà nƣớc
dân chủ, nhƣng tầng lớp quý tộc thị tộc vẫn là tầng lớp có thế lực
nhất về chính trị và kinh tế. Trong bộ máy nhà nƣớc, Hội đồng
quý tộc có quyền về tƣ pháp, giám sát và quyết định mọi việc
quan trọng. Về kinh tế, thông qua việc cho vay nợ lãi, tầng lớp
quý tộc đã chiếm đƣợc nhiều ruộng đất của nông dân, đồng thời
biến nhiều nông dân hoặc vợ con họ thành nô lệ vì nợ. Tình hình
đó làm cho mâu thuẫn xã hội ở Aten ngày càng gay gắt. Đặc biệt
do sự lũng đoạn về pháp luật của tầng lớp quý tộc, đến cuối thế
kỉ VII TCN, quần chúng đã nổi dậy đấu tranh đòi tầng lớp quý
tộc phải bãi bỏ lệ xét xử độc đoán dựa trên những tục lệ truyền
miệng và phải ban hành luật thành văn.
Do sự đấu tranh của quần chúng, năm 621 TCN, tầng lớp
quý tộc đã giao cho quan chấp chính đƣơng thời là Đracông thảo
ra một bộ luật gọi là luật Đracông. Nguyên văn của bộ luật này
không đƣợc truyền lại, chỉ biết rằng đây là một bộ luật hết sức
khắc nghiệt, ví dụ chỉ phạm tội ăn cắp vặt nhƣ lấy trộm rau quả
cũng bị xử tử. (Vì vậy về sau từ ngữ "luật Đracông" thƣờng
đƣợc dùng để chỉ những bộ luật hoặc các pháp lệnh hà khắc).
Sau khi soạn thảo, bộ luật này đƣợc khắc lên bia đá đặt ở những
nơi công cộng để cho mọi ngƣời đều biết.