Page 256 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 256

Trên đây là ba nhà soạn kịch tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại,

        trong đó, Ơripít là ngƣời có ảnh hƣởng lớn nhất đối với loại hình

        văn học này của thế giới.

               Bên cạnh bi kịch là chủ yếu, ở Hy Lạp cổ đại còn có hài


        kịch.

               Hài kịch tiếng Hy Lạp là Komoidia gồm hai chữ là Komos

        nghĩa  là  du  hành  cuồng  hoan  và  oide  nghĩa  là  hát.  Nhƣ  vậy


        komoidia nghĩa là vừa du hành vui nhộn vừa hát. Về sau, qua gia

        công, đã xuất hiện một loại văn học mới là hài kịch.

               Đề  tài  của hài  kịch  thƣờng  là  những  chuyện  lặt  vặt  trong


        cuộc sống hằng ngày. Khi trình diễn thì cách dùng từ, đặt câu,

        chia màn, bối cảnh... đều tự do hơn bi kịch nhiều. Vì vậy phụ nữ

        và trẻ con không đƣợc xem hài kịch.


               Nhà  sáng  tác  hài  kịch  tiêu  biểu  của  Hy  Lạp  cổ  đại  là

        Arixtôphan (450 - 388 TCN). Ông đã sáng tác 44 vở hài kịch,

        nay còn 11 vở, trong đó có các vở: Những kị sĩ, Đàn ong bò vẽ,


        Đàn chim, Đàn nhái.

                       Vở kịch Đàn nhái viết về cuộc tranh cãi giữa hai nhà

               viết kịch nổi tiếng là Etsin và Ơripít. Hai ông cãi nhau ồn

               ào  làm  cho  thần  Rượu  Điônixốt  phải  kêu  lên  rằng:  "Các


               nhà bi kịch cãi nhau như những người bán hàng, chẳng còn

               ra thể thống gì cả". Thái độ của Arixtôphan là đứng về phía

               Etsin bảo thủ và không đồng tình với phái cách tân Ơripít.


               Ở La Mã các nhà thơ Anđrônicút, Nơviút, Enniút, Plantút,

        Têrexiút, cũng là những nhà soạn bi kịch và hài  kịch.  Năm  240

        TCN, ở La Mã bắt đầu diễn kịch. Anđrônicút là ngƣời đầu tiên

        đƣợc giao nhiệm vụ chuẩn bị kịch bản cho các buổi biểu diễn ấy.


        Từ đó, các nhà soạn kịch La Mã thƣờng dịch bi kịch và hài kịch

        Hy Lạp, đồng thời phỏng theo kịch Hy Lạp để soạn những vở
   251   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261