Page 251 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 251
bản sao để truyền nhau lúc bấy giờ, nên tác phẩm vẫn đƣợc
giữ lại.
Sau khi bị đi đày, bản thân ông, vợ con và bè bạn đều
xin Ôctavianút ân xá cho ông nhƣng không đƣợc, vì vậy ông
phải ở chỗ lƣu đày cho tới khi chết.
Trong thời kì này ông có viết hai tập thơ: Những bài
thơ buồn và Thư về kinh. Tuy trong những tập thơ này cũng
có những bài hay nhƣ: Đêm cuối cùng ở La Mã, Cảnh giông
bão trên đường đi đày v.v... nhƣng nói chung trong thời kì
này, cảnh lƣu đày đã làm tài năng của ông giảm sút nhiều.
Mặc dù vậy Ôviđiút vẫn là nhà thơ có địa vị cao trong các
thi nhân La Mã.
c) Kịch
Nghệ thuật kịch của Hy Lạp bắt nguồn từ các hình thức ca
múa hóa trang trong các ngày lễ hội, nhất là lễ hội thần Rƣợu
nho Điônixốt. Trong những ngày lễ hội này, ngƣời ta múa hát
hóa trang, khoác da cừu, đeo mặt nạ diễn lại những sự tích trong
thần thoại. Lúc đầu chỉ có những đội đồng ca hát những bài ca
ngợi thần Rƣợu, sau thêm một diễn viên hát đế, nhƣ vậy bắt đầu
có đối đáp. Cơ sở của kịch bắt đầu xuất hiện.
Sau khi hình thức kịch ra đời, ngƣời ta đã xây dựng những
sân khấu ngoài trời rất lớn, ví dụ sân khấu ở Aten chứa đƣợc
17.000 ngƣời, sân khấu ở Mêgalôpôlit (ở trung tâm bán đảo
Pêlôpônedơ) chứa đƣợc 44.000 ngƣời. Đồng thời chính quyền
thƣờng tổ chức những cuộc thi diễn kịch, có thời kì còn phát tiền
cho công dân mua vé xem kịch, do đó nghệ thuật kịch càng phát
triển.
Kịch Hy Lạp có hai loại: bi kịch và hài kịch. Những nhà
soạn kịch tiêu biểu nhất là Etsin, Xôphôclơ và Ơripít.