Page 248 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 248
quốc rộng lớn mà biên giới kéo dài đến tận Ấn Độ. Đến Ý,
người Tơroa được vua Latinh vui mừng đón nhận, hơn nữa
còn hứa gả con gái của mình là Lavini cho Ênê. Nhưng
trước đó Lavini đã được hứa gả cho vua Tuốcnút của người
Rutun, vì vậy chiến tranh giữa người Tơroa và cư dân địa
phương đã nổ ra. Kết quả Ênê giành được thắng lợi... Tập
thơ đến đây bị bỏ dở.
Qua Ênêit, Viếcgiliút đã ca ngợi sự phồn vinh của La Mã
dƣới thời thống trị của Ôctavianút, khẳng định sứ mệnh của
ngƣời La Mã là thống trị cả thế giới.
Với Ênêit, tên tuổi của Viếcgiliút đã trở thành bất hủ. Ngay
lúc sinh thời ông đã đƣợc mọi ngƣời kính trọng. Tƣơng truyền
rằng, khi ông xuất hiện ở nhà hát, khán giả đã đứng dậy vỗ tay
hoan nghênh nhiệt liệt. Cũng chính vì vậy, sau này, đến thời
phục hƣng, trong tác phẩm Thần khúc của Đantê, Viếcgiliút đã
đƣợc chọn làm ngƣời dẫn đƣờng cho nhà thơ đi xem địa ngục và
tĩnh thổ.
Hôratiút (65 - 8 TCN), vốn là con một ngƣời nô lệ đƣợc giải
phóng, đƣợc nhận một mảnh đất ở Nam Ý. Ông đã từng đƣợc
sang học tại Aten, chịu ảnh hƣởng sâu sắc của triết học và thơ
trữ tình Hy Lạp. Về sau, với tƣ cách là quan Bảo dân, ông tham
gia quân đội, nhƣng trong một trận chiến đấu, vì sợ chết, ông đã
vứt thuẫn, chạy trốn khỏi chiến trƣờng. Mảnh đất của ông bị tịch
thu, bản thân ông phải sống lƣu vong ngoài đất Ý. Sau khi đƣợc
ân xá, ông mới trở về La Mã làm một viên thƣ kí. Những bài thơ
đầu tiên của ông đã làm cho Mêxen chú ý nên đƣợc Mêxen mời
ra nhập nhóm tao đàn Mêxen và đƣợc Mêxen tặng một trang
viên nhỏ.