Page 243 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 243

Tập Iliát dài 15.683 câu, chủ yếu miêu tả giai đoạn gay go

        nhất tức là năm thứ 10 của cuộc chiến tranh ấy.

               Tập Ôđixê dài 12.110 câu miêu tả cảnh trở về của quân Hy

        Lạp.  Sau  chiến  thắng  quân  Tơroa,  vua  Ôđixê  (còn  có  tên  là


        Ulixơ) phải trải qua 10 năm đầy gian nan nguy hiểm mới về đến

        quê hƣơng của mình là đảo Itác và đƣợc gặp lại ngƣời vợ chung

        thủy đã một lòng chờ đợi suốt 20 năm là Pênêlốp.


               Hai tập Iliát và Ôđixê không những là hai tác phẩm quan

        trọng trong kho tàng văn học thế giới mà còn là những tác phẩm

        có giá trị về lịch sử. Chính những tƣ liệu chứa đựng trong hai tập


        thơ này đã giúp các nhà sử học khôi phục một thời kì lịch sử gọi

        là thời kì Hôme.

               Tiếp theo Hôme là nhà thơ Hêdiốt với các tập thơ Gia phả


        các thần, Lao động và ngày tháng. Trong tập thơ thứ hai, tác giả

        đã nói lên sự phá sản của nông dân dƣới sự thống trị của tầng lớp

        quý tộc, ca ngợi cuộc sống lao động, "không có thứ lao động nào


        là nhục nhã, chỉ có ăn không ngồi rồi là xấu xa", đồng thời đã

        đúc kết nhiều kinh nghiệm lao động.

               Đến thế kỉ VII, VI TCN, thơ trữ tình bắt đầu xuất hiện. Các

        thi  sĩ  tiêu  biểu  là  Parốt,  Acsilôcút,  Xôlông,  Têônít,  Xaphô,


        Panhđa, Anacrêông...

               Acsilôcút đƣợc coi là ngƣời đặt cơ sở cho thơ trữ tình Hy

        Lạp. Ông phải sống trong nghèo túng lại bị bất hạnh trong tình


        yêu nên thơ ông đƣợm vẻ sầu não chua chát, về sau thì chuyển

        sang ca ngợi các lạc thú của cuộc sống.

               Đến nữ sĩ Xaphô, thơ trữ tình Hy Lạp đã đạt đến trình độ rất

        điêu luyện. Xaphô đƣợc gọi là "nàng thơ thứ mƣời" của thơ ca


        Hy Lạp sau chín nàng thơ trong thần thoại vì thơ của bà dịu dàng
   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248