Page 241 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 241
Thần Pôdêidông, thần biển của Hy Lạp thành thần Néptun
của La Mã.
Thần Hécmét, thần buôn bán của Hy Lạp thành thần
Mécquya của La Mã.
Thần Hêraclét của Hy Lạp, biểu tượng của sức mạnh thành
thần Héccun của La Mã v.v...
b) Thơ.
Nói về thơ ca của Hy Lạp cổ đại trƣớc hết phải kể đến hai
tập sử thi nổi tiếng: Iliát và Ôđixê. Tƣơng truyền rằng tác giả của
hai tác phẩm này là Hôme, một nhà thơ mù sinh ở một thành phố
thuộc Tiểu Á vào khoảng giữa thế kỉ IX TCN. Tuy nhiên các vấn
đề nhƣ tác giả, quê hƣơng của tác giả, thời gian sáng tác tập
thơ... đều chƣa đƣợc xác định. Chính vì thế ngay từ thời cổ đại, ở
Hy Lạp đã có 7 thành phố tranh nhau cái vinh dự là quê hƣơng
của Hôme.
Đề tài của Iliát và Ođixê đều khai thác từ cuộc chiến tranh
giữa các quốc gia ở Hy Lạp với thành Tơroa ở Tiểu Á.
Nguyên là vào đầu thế kỉ thứ XII TCN, vì muốn chiếm của
cải của thành Tơroa, vua Mixen ở Hy Lạp đã tấn công Tơroa.
Cuộc chiến tranh này kéo dài 10 năm (1194 - 1184 TCN), kết
quả là Tơroa bị thất bại, thành Tơroa bị hủy diệt.
Tuy sự thực lịch sử là như vậy, nhưng theo thơ Hôme,
nguyên nhân của cuộc chiến tranh này đã được gắn liền với
những huyền thoại rất diễm lệ.
Trong tiệc cưới của nữ thần Têtít và Pêlê, vua của
Tetxali tổ chức ở thiên đình, các thần đều được mời tới dự.
Riêng nữ thần bất hòa Irít không được mời. Tức giận vì việc
đó, Irít đã ném vào giữa bàn tiệc một quả táo bằng vàng
trên đó có dòng chữ: "Tặng người đẹp nhất".