Page 236 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 236

Sau khi Xêda chết ít lâu, năm 43 TCN,  ở La Mã lại xuất

        hiện chính quyền tay ba lần thứ hai. Đó là Antôniút, Lêpiđút và

        Ôctavianút. Chẳng bao lâu Lêpiđút bị tƣớc quyền lực, Antôniút

        kết hôn với nữ hoàng Clêôpát, do vậy toàn bộ quyền hành ở La


        Mã thuộc về Ôctavianút. Năm 30 TCN, Ôctavianút tuyên chiến

        với Clêôpát. Bị thất bại, Antôniút và Clêôpát phải tự tử.

               Năm  29  TCN,  Ôctavianút  trở  về  La  Mã  và  trở  thành  kẻ


        thống trị duy nhất của toàn đế quốc. Mặc dầu chƣa xƣng hoàng

        đế nhƣng ông đƣợc tôn làm nguyên thủ, đƣợc dâng danh hiệu

        Ôgút (Auguste) nghĩa là đấng chí tôn và đƣợc tặng nhiều danh


        hiệu cao quý khác. Nhƣ vậy, Ôctavianút thực chất đã trở thành

        một hoàng đế và La Mã tuy vẫn khoác cái áo ngoài của chế độ

        cộng  hòa  nhƣng  thực  chất  đã  chuyển  sang  chế  độ  quân  chủ


        chuyên chế.

               + Sự suy vong của đế quốc La Mã.

               Đến thời quân chủ, chế độ nô lệ ở La Mã ngày càng khủng


        hoảng trầm trọng. Để khắc phục tình trạng đố, giai cấp địa chủ

        chủ nô phải thay đổi cách bóc lột: họ đem ruộng đất chia cho

        ngƣời lao động nông nghiệp để thu địa tô. Việc đó dẫn tới sự ra

        đời của một tầng lớp xã hội mới gọi là lệ nông - tiền thân của


        nông nô thời trung đại sau này.

               Đến thế kỉ III, công thƣơng nghiệp phát triển một thời cũng

        nhanh chóng suy sụp, cƣ dân thành thị giảm sút, thành thị trở


        nên điêu tàn, mối liên hệ kinh tế giữa các nơi của đế quốc không

        còn chặt chẽ nữa. Trong hoàn cảnh đó, do miền Đông nhờ sự

        liên hệ với các nƣớc phƣơng Đông, kinh tế còn có thể phát triển

        thuận lợi hơn ở miền Tây, nên năm 330, hoàng đế Cônxtantinút


        đã rời đô sang Cônxtantinốplơ ở phía Đông. Năm 395, hoàng đế

        Têôđôdiút chia đế quốc thành hai nƣớc: đế quốc Đông La Mã
   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240   241