Page 233 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 233
thành việc của dân (res publica), do vậy chế độ nhà nƣớc mới
gọi là Respublica tức là chế độ cộng hòa. Bộ máy nhà nƣớc thời
kì này bên cạnh Viện Nguyên lão và Đại hội nhân dân là hai cơ
quan chấp chính có quyền ngang nhau, nhiệm kì là một năm.
Tuy chế độ cộng hòa đã đƣợc thiết lập nhƣng sự cách biệt
giữa quý tộc và bình dân vẫn rất lớn. Vì vậy bình dân đã đấu
tranh với quý tộc trong hai trăm năm để đòi giải quyết các yêu
cầu của họ. Kết quả, bình dân đã đƣợc thỏa mãn các yêu cầu nhƣ
bình dân đƣợc cử quan Bảo dân để bênh vực quyền lợi cho
mình, đƣợc chia ruộng đất, đƣợc kết hôn với quý tộc, đƣợc làm
quan chấp chính, bình dân nếu phá sản cũng không biến thành
nô lệ v.v... Thắng lợi của bình dân đã làm cho chế độ cộng hòa
quý tộc của La Mã đƣợc dân chủ hóa thêm một bƣớc so với
trƣớc.
+ Sự thành lập đế quốc La Mã.
Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ ở miền
Trung bán đảo Ý. Từ thế kỉ IV TCN, La Mã không ngừng xâm
lƣợc ra bên ngoài, và hơn một thế kỉ sau, La Mã đã chinh phục
đƣợc toàn bộ bán đảo Ý.
Tiếp đó La Mã muốn phát triển thế lực sang phía Tây Địa
Trung Hải, nhƣng ở đây La Mã đã gặp phải một đối thủ hùng
mạnh, đó là Cáctagiơ.
Cáctagiơ là một đế quốc rộng lớn bao gồm vùng bờ biển
Bắc Phi, miền Đông Tây Ban Nha, miền Nam xứ Gôlơ, bán đảo
Xácđenhơ, đảo Coócxơ (ở gần Tuyrít, thủ đô nƣớc Tuynidi ngày
nay).
Do mâu thuẫn với nhau trong mƣu đồ bành chƣớng thế lực
mà đầu tiên là cuộc đụng độ ở đảo Xixin, từ năm 264 - 146
TCN, trong vòng gần 120 năm, giữa La Mã và Cactagiơ đã xảy