Page 235 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 235

tế. Tuy vậy nô lệ lại là giai cấp bị áp bức bóc lột vô cùng tàn

        bạo, nên họ không ngừng nổi dậy đấu tranh, trong đó tiêu biểu

        nhất  là  cuộc  khởi  nghĩa  Xpactacút,  nổ  ra  từ  năm  73-71  TCN.

        Chính sự đấu tranh của giai cấp nô lệ là một nguyên nhân rất


        quan trọng làm cho La Mã càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng

        về mọi mặt.

               - Thời kì quân chủ.


               - Quá trình chuyển biến chế độ cộng hòa sang chế độ quân

        chủ.

               Từ thế kỉ I TCN, chế độ cộng hòa ở La Mã dần dần bị chế


        độ độc tài thay thế. Do bất đồng với nhau trong việc giải quyết

        những vấn đề của đất nƣớc, các phe phái trong giai cấp chủ nô

        La Mã đã tạo điều kiện cho các tƣớng lĩnh nhảy lên vũ đài chính


        trị.

               Ngƣời giành đƣợc quyền độc tài đầu tiên là Xila. Năm 82

        TCN, Xila tuyên bố làm độc tài suốt đời nhƣng đến năm 79 TCN


        vì ốm nặng phải từ chức và đến năm 78 TCN thì chết.

               Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Xpactacút, ở La Mã xuất

        hiện chính quyền tay ba lần thứ nhất. Đó là Cratxút, Pompê và

        Xêda.  Năm 54 TCN Crátxút bị  tử  trận  trong khi đánh  nhau  ở


        phƣơng Đông. Pompê tìm cách trừ khử Xêda để độc chiếm chính

        quyền nhƣng bị thất bại phải chạy sang phía Đông. Ngay năm đó

        (48 TCN), Xêda truy kích Pompê tận Ai Cập. Tại đây, ông giúp


        công chúa Clêôpát giành đƣợc ngôi vua, do đó ông ở lại trong

        cung đình Ai Cập hơn nửa năm. Năm 45 TCN, sau khi đánh bại

        mọi  thế  lực  chống  đối  ở  phƣơng  Đông,  Xêda  kéo  đoàn  quân

        chiến thắng trở về và trở thành ngƣời đứng đầu nhà nƣớc La Mã,


        nhƣng đến năm 44 TCN thì bị ám sát.
   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240