Page 238 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 238
"Ngƣời Hy Lạp bị ngƣời La Mã chinh phục, những ngƣời bị
chinh phục ấy lại chinh phục trở lại kẻ đi chinh phục mình. Văn
học nghệ thuật Hy Lạp tràn sang đất Latinh hoang dã...". Vì vậy
văn minh Hy Lạp và La Mã có cùng một phong cách và thƣờng
đƣợc gọi chung là văn minh Hy-La.
Nền văn minh Hy-La phát triển rất toàn diện và mỗi mặt đều
có những thành tựu rực rỡ, trong đó quan trọng nhất là các lĩnh
vực văn học, nghệ thuật, sử học, khoa học tự nhiên, triết học.
1. Văn học
Nền văn học Hy Lạp bao gồm ba bộ phận chủ yếu và có liên
quan chặt chẽ với nhau là thần thoại, thơ và kịch.
a) Thần thoại
Ở Hy Lạp, trong giai đoạn từ
thế kỉ VIII-VI TCN, nhân dân đã
sáng tạo ra một kho tàng thần thoại
rất phong phú, bao gồm những
truyện về khai thiên lập địa, về các
thần thuộc các lĩnh vực đời sống
xã hội, về các anh hùng dũng sĩ.
Đến thế kỉ VIII TCN, cùng với sự
phát triển của gia đình phụ quyền,
các thần đƣợc sắp xếp lại thành
một hệ thống có tôn ti trật tự.
Theo tác phẩm Gia phả các thần của Hêdiốt, nhà thơ
Hy Lạp sống vào thế kỉ VIII TCN thì đầu tiên chỉ có Caốt
(Chaos) là một khối hỗn mang mờ mịt, rồi Caốt sinh ra thần
đất Gaia, rồi sinh ra thần ái tình Erốt. Gaia sinh ra Uranút
tức là trời, được nhân cách hóa. Uranút lại lấy Gaia làm