Page 239 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 239
vợ, sinh được 12 thần gồm 6 nam và 6 nữ, gọi chung là thần
tộc Titanút. Trong số các thần ấy, Crônút đã lấy Rêa rồi
sinh ra các thần. Người con út của Crôút và Rêa là Dớt đã
lật đổ cha mình và trở thành chúa tể của các thần. Dớt có
nhiều vợ như Hêra, Đêmêtê và sinh được nhiều con như
Atêna, Apôlô, Aphrôđít... Một người anh em con chú, con
bác với thần Dớt là thần Prômêtê đã dũng đất sét nặn thành
người rồi lấy trộm lửa ở lò rèn của thần thợ rèn Hêphaixtốt
đem đến cho loài người. Do vậy Dớt sai Hêphaixtốt xiềng
Prômêtê ở núi Côcadơ và cho một con diều hâu mổ lá gan
của chàng. Về sau Prômêtê được thần Hêraclét, con của
thần Dớt giải thoát. Do công lao đó, trong thần thoại Hy
Lạp, Prômêtê được coi là kẻ sáng tạo nền văn minh của
nhân loại.
Bên cạnh hệ thống các thần đó, ngƣời Hy Lạp cổ đại còn
sáng tạo ra các thần bảo hộ các ngành nghề và các lĩnh vực khác
trong cuộc sống. Ví dụ:
Đêmêtê là hóa thân của đất và là nữ thần của nghề nông.
Điônixốt là thần của nghề trồng nho và nghề làm rượu nho.
Apôlô là thần ánh sáng và nghệ thuật.
Ơtecpô là thần âm nhạc.
Tali là thần hài kịch.
Pôlimni là thần thơ trữ tình.
Urani là thần thiên văn.
Cliô là thần lịch sử v.v...
Nhƣ vậy thần thoại Hy Lạp phản ánh nguyện vọng của nhân
dân trong việc giải thích và đấu tranh với tự nhiên, đồng thời
phản ánh cuộc sống lao động và hoạt động xã hội. Do đƣợc tạo
nên từ thực tế cuộc sống, các thần của Hy Lạp không phải là