Page 240 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 240
những lực lƣợng xa vời, có quyền uy tuyệt đối và đáng sợ nhƣ
các thần ở phƣơng Đông mà là những hình tƣợng rất gần gũi với
con ngƣời. Thần của Hy Lạp cổ đại còn có tình cảm yêu ghét vui
buồn, thậm chí cũng có ƣu điểm khuyết điểm nhƣ có khi thì rộng
lƣợng, có khi thì hẹp hòi, cũng đa tình ghen tuông v.v...
Ví dụ thần Dớt là vị thần cao nhất, có nhiều vợ nhưng
còn lén vợ có quan hệ với nhiều nữ thần khác. Nữ thần tình
yêu và sắc đẹp Aphrôđit đã kết hôn với thần thợ rèn
Hêphaixtốt chân thọt, nhưng không chung thủy với chồng
mà ngoại tình với thần chiến tranh Arét, con trai của Dớt và
Hêra. Thần thợ rèn đã dùng lưới sắt chụp bắt được quả
tang. Sau đó, Aphrôđit lấy Arét và sinh dược 5 con. Ngoài
ra Aphrôđit còn có những mối tình với thần rượu nho
Điônixốt, với thần thương nghiệp Hécmét.
Thần thoại Hy Lạp có ảnh hƣởng rất quan trọng đối với nền
văn học nghệ thuật Hy Lạp, vì nó đã cung cấp một kho đề tài và
nguồn ảnh hƣởng cho thơ, kịch, điêu khắc và hội họa của Hy
Lạp cổ đại.
Ngƣời La Mã hầu nhƣ tiếp thu hoàn toàn kho tàng thần
thoại và hệ thống các thần của Hy Lạp. Chỉ có một điều khác là
ngƣời La Mã đặt lại tên cho các vị thần đó.
Ví dụ:
Thần Dớt của Hy Lạp trở thành thần Giupite của La Mã.
Thần Hêra, vợ thần Dớt thành thần Giunông vợ của
Giupite.
Thần Đêmête, thần nghề nông của Hy Lạp trở thành thần
Xêrét, thần ngũ cốc, thần bảo vệ mùa màng của La Mã.
Thần Aphrôđit, thần sắc đẹp và tình yêu của Hy Lạp thành
thần Vênút của La Mã.