Page 245 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 245

ghét tiền tài, vì theo ông đó là lực lƣợng phá hoại hài hòa của

        cuộc sống:

                       Vì nó mà không có anh em.

                       Vì nó mà người thân không hòa mục,


                       Vì nó mà sinh ra chiến tranh sát phạt.

                       Vả lại, đáng sợ nhất là

                       Chúng ta, những người thương yêu lẫn nhau


                       Cũng vì nó mà sinh ra thù ghét.

               Nhà thơ trữ tình cuối cùng là Panhđa (522 - 422 TCN). Ông

        là đại biểu của văn học quý tộc. Thơ của ông chủ yếu ca ngợi đời


        sống hào phóng xa hoa của giới quý tộc, tán dƣơng những kẻ

        thắng cuộc trong đại hội điền kinh Ôlempích.

               Thơ trữ tình của Hy Lạp có ảnh hƣởng lớn đối với thơ ca


        của phƣơng Tây sau này về phong cách sáng tác cũng nhƣ hình

        thức và đặt cơ sở cho một hình thức văn nghệ mới ở Hy Lạp là

        kịch.


               Ngoài thơ trữ tình ở Hy Lạp có một số nhà thơ còn sáng tác

        về chủ đề chính trị, trong đó, bài Hành khúc của Tiếctê ca ngợi

        sự anh dũng của ngƣời Xpác đƣợc coi là mẫu mực của loại thơ

        ca chiến đấu.


               Ngƣời La Mã vốn từ sớm đã chịu ảnh hƣởng của văn hóa

        Hy Lạp. Đặc biệt sau khi đánh chiếm thành phố Tarentơ của Hy

        Lạp ở trên bán đảo Ý vào năm 272 TCN, La Mã bắt đầu tiếp xúc


        với văn học Hy Lạp, do đó đã chịu nhiều ảnh hƣởng của văn học

        Hy Lạp.

               Văn học La Mã cũng bao gồm nhiều thể loại nhƣ sử thi, thơ

        trữ tình, thơ trào phúng, văn xuôi, kịch.


               Thời cộng hòa, La Mã đã có nhiều thi sĩ và nhà soạn kịch, ví

        dụ, Anđrônicút đã dịch Ôđixê ra tiếng La tinh, Nơviút viết sử thi
   240   241   242   243   244   245   246   247   248   249   250