Page 232 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 232
không thuận tiện cho thuyền bè đi lại nhƣng bờ biển phía Nam
có nhiều vịnh và cảng tốt, do đó có quan hệ sớm với Hy Lạp.
Bán đảo Ý lớn gấp 5 lần bán đảo Hy Lạp nhƣng nó không bị
chia cắt thành những vùng biệt lập nhƣ Hy Lạp mà là một đơn vị
địa lí thuận lợi cho sự thống nhất về lãnh thổ và chính trị. Sau
khi làm chủ bán đảo Ý, La Mã còn xâm chiếm bên ngoài lập
thành một đế quốc rộng lớn bao gồm đất đai của ba châu Âu, Á,
Phi nằm bao quanh Địa Trung Hải.
Cƣ dân chủ yếu và cũng là thành phần cƣ dân có mặt sớm
nhất ở bán đảo Ý gọi là ngƣời Ý (Italotes). Trong đó, bộ phận
sống ở vùng Latium gọi là ngƣời Latinh. Về sau, một nhánh của
ngƣời Latinh đã dựng lên thành La Mã ở trên bờ sông Tibrơ, từ
đó họ đƣợc gọi là ngƣời La Mã.
Ngoài ra, còn có ngƣời Gôloa, ngƣời Êtơruxcơ, ngƣời Hy
Lạp. Ngƣời Gôloa cƣ trú ở miền Bắc cực bán đảo, ngƣời
Êtơrucơ ở miền Bắc và miền Trung, còn ngƣời Hy Lạp thì ở các
thành phố ven biển phía Nam và đảo Xixin.
b) Sơ lược lịch sử La Mã cổ đại.
Lịch sử La Mã cổ đại có thể chia thành hai thời kì lớn là
thời kì cộng hòa và thời kì dân chủ.
- Thời kì cộng hòa.
Sự thành lập chế độ cộng hòa.
Theo truyền thuyết, thành La Mã (Rôma) do vua Romulus
xây dựng năm 753 TCN, do đó tên của ông đƣợc dùng để đặt tên
cho thành này. Sự thực nhà nƣớc La Mã ra đời vào giữa thế kỉ
VI TCN, do cuộc cải cách của vua Xecviut Tuliut. Khi mới
thành lập, nhà nƣớc La Mã gồm có Vua, Viện Nguyên lão và
Đại hội nhân dân. Vào khoảng năm 510 TCN, ngƣời La Mã nổi
dậy khởi nghĩa lật đổ vua Táccanh kiêu ngạo. Từ đó chính quyền