Page 252 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 252

Etsin (525 - 426 TCN) xuất thân trong một gia đình quý tộc,

        ông đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Ba Tƣ. Mặc dầu

        từ  thế  kỉ  VI  TCN,  ở  Aten  đã  trình  diễn  vở  bi  kịch  đầu  tiên,

        nhƣng thông thƣờng ngƣời ta cho rằng chính Etsin mới thật sự là


        ngƣời sáng lập bi kịch Hy Lạp.

               Etsin đã sáng tác 70 vở kịch nhƣng chỉ có 5 vở truyền đến

        ngày nay. Hầu hết tác phẩm của ông đều lấy đề tài trong thần


        thoại Hy Lạp, nhƣng chất liệu của tác phẩm lại là tình hình xã

        hội đƣơng thời. Chủ đề tƣ tƣởng của bi kịch Etsin là vấn đề số

        phận, đó là yếu tố chi phối không thể cƣỡng đƣợc. Những vở


        kịch tiêu biểu của ông là Ôrextê, Prômêtê.

                       Nội dung chủ yếu của vở Ôrextê là:

                       Vua  Agốt  là  Atơrớt  phạm  một  tội  lớn:  y  làm  cho  em


               mình là Tyextơ ăn thịt con mình đã nấu chín. Sở dĩ Atơrớt

               làm như vậy là vì Tyextơ dụ dỗ vợ của Atơrớt.

                       Con  của  Atơrớt  là  Agamennông  có  vợ  là


               Clytaemnextơra lại có quan hệ ám muội với con của Tyextơ

               là Egixtơ. Khi Agamennông ở thành Tơroa quay về thì bị vợ

               giết chết để báo thù vì Agamennông giết chết con gái của thị

               là Iphigiênia. Nhưng Clytaemnextơra và tình nhân lại bị con


               trai mình là Ôrextê giết chết để báo thù cho cha.

                       Sau đó, trong phần nữ Thần giáng phúc, Ôrextê bị đưa

               ra xét xử ở tòa án do nữ thần Atêna tổ chức. Kết quả Ôrextê


               được trắng án.

                       Vở  kịch  Prômêtê  gồm  ba  phần:  Prômêtê  trộm  lửa,

               Prômêtê bị xiềng và Prômêtê được tha. Nay chỉ còn phần

               thứ hai nội dung như sau:


                       Prômêtê lấy lửa của thần Dớt ban cho người trần, bị

               thần Dớt đóng đinh vào vách núi Côcadơ và bị thần thợ rèn
   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257