Page 260 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 260
Ngƣời đầu tiên viết lịch sử La Mã bằng văn xuôi là Phabiút
(sinh năm 254 TCN). Ông viết lịch sử La Mã từ thời thần thoại
cho đến thời kì của ông. Ngôn ngữ ông sử dụng viết tác phẩm
này là tiếng Hy Lạp, điều đó chứng tỏ rằng lúc bấy giờ văn xuôi
La Mã chƣa xuất hiện.
Ngƣời đầu tiên dùng văn xuôi Latinh để viết sử là Catông
(234 - 149 TCN). Tác phẩm của ông nhan đề là Nguồn gốc, gồm
7 chƣơng, trong đó 3 chƣơng đầu ghi chép các truyền thuyết của
Hy Lạp và các địa phƣơng khác nói về La Mã. Các chƣơng tiếp
theo viết lịch sử La Mã cho tới thời kì của ông. Phƣơng pháp
viết sử của ông là không theo niên đại mà trình bày theo vấn đề.
Vì vậy có thể coi ông là nhà sử học thực sự đầu tiên của La Mã.
Tác phẩm của ông nay chỉ còn một số đoạn.
Từ Catông về sau, La Mã có nhiều nhà sử học xuất sắc,
Pôlibiút, Titút Liviút, Taxitút, Plutác.
Pôlibiút (205 - 125 TCN) là ngƣời Hy Lạp, bị đƣa sang La
Mã làm con tin. Tác phẩm của ông là bộ Thông sử gồm 40
quvển viết về lịch sử Hy Lạp, La Mã và các nƣớc phía Đông Địa
Trung Hải từ năm 264 - 146 TCN. Trong tác phẩm của mình,
ông có ý thức chú ý đến tác dụng giáo dục của sử học đối với
cuộc sống. Ông nói: "Sử học là một thứ triết học lấy sự việc thật
để dạy ngƣời đời". Ngày nay tác phẩm của Pôlibiút không còn
giữ lại đƣợc đầy đủ.
Titút Liviút (59 TCN - 17 CN) là nhà sử học xuất sắc của La
Mã trong thời kì trị vì của Ôctavianút. Tác phẩm sử học lớn nhất
của ông là "Lịch sử La Mã từ khi xây thành tới nay". Sách này
gồm 142 chƣơng, trình bày lịch sử La Mã từ đầu đến năm 9
TCN.
Đặc điểm của phương pháp sử học của Liviút là: