Page 176 - Kỹ Thuật Sửa Chữa Ô Tô
P. 176
174 ĐỨC HUY
hình 12-1 Hệ thống chuyển hướng
1 - Vô lăng; 2 - Trục chuyển hướng; 3 - Khớp cardan chuyển hướng;
4 - Trục truyền động chuyển hướng; 5 - Bộ chuyển hướng; 6 -Tay lắc chuyển hướng;
7 - Đòn kéo dọc; 8 - Khớp chuyển hướng; 9 - Khớp chuyển hướng trái;
10 -Tay chuyển hướng trái; 11 -Tay kéo chuyển hướng ngang;
12 -Tay chuyển hướng phải; 13 - Khớp chuyển hướng phải
2.2. Nguyên lý làm việc
Như hình 1 2 - 1 mô tả, khi xe chuyển hướng, người lái xe xoay vô lăng, lực
mô men quay được truyền vào bộ chuyển hướng thông qua trục chuyển hướng,
khớp chuyển hướng và trục truyền động chuyển hướng. Trong bộ chuyển
hướng có từ 1 - 2 cấp khớp răng truyền động phụ, tác dụng giảm tốc tăng mô
men quay. Mô men quay đẩu ra của bộ chuyển hướng thông qua tay lắc chuyển
hướng, rồi lại thông qua tay đẩy chuyển hướng thẳng và được truyền đến khớp
chuyển hướng trên khớp chuyển hướng trái, khiến khớp chuyển hướng trái và
bánh chuyển hướng lắp trên nó quay quanh chốt chính. Một đẩu của các cánh
tay chuyển hướng hình thang trái phải lẩn lượt được cố định trên khớp chuyển
hướng trái phải, đẩu còn lại làm móc xích nối với đòn kéo ngang. Khi khớp
chuyển hướng trái quay, thông qua sự truyền dẫn của tay chuyển hướng trái,
thánh kéo chuyển hướng ngang và tay chuyển hướng phải, khớp chuyển hướng
phải và bánh chuyển hướng phải lắp trên nó sẽ quay cùng hướng quanh chốt
chính một góc nhất định.
Tay chuyển hướng trái, phải và đòn kéo ngang tạo thành hình thang chuyển
hướng, tác dụng của nó là giúp bánh chuyển hướng ở hai bên trái phải thực hiện
xoay theo quy luật nhất định khi xe chuyển hướng.
3. THAM SỐ VÀ LÝTHUYẾT CHUYỂN HƯỚNG CỦA HỆ THỐNG LÁI
3.1. Tỷ lệ góc truyền động của hệ thống lái
(1) Định nghĩa.Tỷ lệ góc truyền động của hệ thống lái là tỷ lệ giữa góc quay
của vô lăng và góc quay lệch cùng chiều của bánh chuyển hướng, thông thường
được thể hiện bằng iw. Tỷ lệ góc truyền động của hệ thống lái là tích của tỷ lệ