Page 68 - Huế Trong Tôi
P. 68

nước, tập hợp được lực lượng toàn dân tộc vào sự nghiệp
         lớn, đó là những hạn chế của thời đại và của bộ phận lãnh
         đạo phong ưào.  Mặc dù vậy, khởi nghĩa Phan Đình Phùng
         vẫn  là  đỉnh  cao  nhất  trong  phong  trào  Cắỉn  Vương  cuối
         thế kỷ  XIX,  xét  về  tính  nhân  dân  của  phong  trào,  cũng
         như về thời gian tồn tại lâu dài bâ't châ'p mọi mưu mô đàn
         áp, triệt phá của quân thù.
             Nghiên  cứu  về phong  trào  Cần  Vương,  người  nước

         ngoài  thường  chi  chú  trọng  tìm  nguyên  rủìân  thất bại  ở
         chỗ hướng về quá khứ - đây ý muốn nói  là vẫn có động
         cơ tái lập  chê' độ phong kiêín,  trung thành với  nền  quân
         chủ - tâ't nhiên đây là chế độ phong kiên độc lập’.  Nhưng
         cũng có nhà nghiên cứu nước ngoài đã nhân mạrửi tới ý
         nghĩa  tích  cực  của  phong  trào  Cần  Vương;  "Thật  là  dễ
         dãi đối với một số nhà quan sát, đặc biệt là những người
         không thể hoặc không muốn hiểu lòng tự hào mạnh mẽ
         của nhân dân Việt Nam về bản thân họ và về lịch sử của
         họ để đi tới việc phủ nhận toàn bộ sự kiện Cần Vương...,
         xem đó chỉ đơn giản là sự kháng cự cuối cùng của một lý
         tưởng  lỗi  thời,  mù  quáng.  Tuy  nhiên,  đó  là  một  sự  tiê'p
         tục,  một sợi  dây nôi  liền cuộc kháng chiến "lỗi  thời" này
         với những cố gắng có kết quả hơn vào thế kỷ XX"2.



             1.  Charles  Poumiau:  Les  lettrés  et  la  lutte  national  -  Tradition  et
         Resvolution au Vietnam (Các nhà văn thân và cuộc đấu tranh dân tộc -
         Truyền  thống  và  cách  mạng  Việt  Nam),  Anthropos  Publishing,
         Paris, 1971.
             2. David Marr: Vietnamese Anticolonialism (1885 -1925), Calitomia,
         1981.


         66
   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73