Page 66 - Huế Trong Tôi
P. 66
Nói riêng về Phan Đình Phùng, sau khi về quê ông
ngày đêm theo dõi việc nước, tập hợp lực lượng, xây
dựng làng xóm chiến đấu. ông đã phối hợp với đội
nghĩa quân của Lê Ninh cùng trên quê hưcmg Đức Thọ,
đội nghĩa quân Lê Ninh ở Trung Lễ (Đức Trung) và đội
nghĩa quân Phan Đình Phùng ở Đông Thái (Châu Phong
ngày nay). Đến khi triều đình kháng chiến của Hàm
Nghi chạy ra Hà Tĩnh xuống Chiếu Cần Vương thứ hai,
Phan Đìrứi Phùng - cũng như nhiều văn thân, sĩ phu toàn
vùng Nghệ - Tữửi đã hăng hái lên son phòng Phú Gia yết
kiến nhà vua cùng Tôn Thâ't Thuyết (tháng 10-1885), và
được giao trọng trách tổ chức phong trào kháng chiến ở
Hà Tĩnh. Suốt 10 năm kháng chiến (1885 - 1895), ông đã
cùng các văn thân, sĩ phu yêu nước chống Pháp trong
vùng, xây dựng lực lượng chiến đấu, củng cố căn cứ, chi
huy nghĩa quân chiêh đâh, và đã trở thành không chỉ là
người chỉ huy phong trào địa phương mmh, mà là lãnh tụ
tối cao của phong trào bốn tinh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng
Bình, Thanh Hóa với 15 quân thứ. Sau khi các trung tâm
kháng chiến ở Bắc và Trung Kỳ như Bãi Sậy (Hưng Yên),
Ba Đình - Hùng Lĩnh (Tharủì Hóa)... đã bị triệt hạ, vùng
đổng bằng về cơ bản đã nằm trong tay kẻ thù thì cuộc
khởi nghĩa Hương Sơn - Hương Khê (Hà Tĩnh) gặp vô
vàn khó khăn, nhất là từ sau cái chết của danh tướng Cao
Thắng (tháng 10-1893), nhưng chủ tưóng Phan Đình
Phùng vẫn kiên trì chỉ huy nghĩa quân chống trả các cuộc
vây quét của kẻ thù, gây cho giặc Pháp và tay sai những
tổn thâl nặng nề về người và vũ khí.
64