Page 64 - Huế Trong Tôi
P. 64
truât ngay trong buổi đại triều có bá quan văn võ, rồi tống
giam nhà vua vào ngục tôl, sau đó để chết đói, Dục Đức
trước sau ngồi trên ngôi vua được ba ngày’. Hành động
của Tôn Thâ't Thuyết tâ't nhiên có nhiều người không tán
thành, nhưng trước quyền lực của ông không ai dám lên
tiếng. Người duy lìhât lúc đó có đủ can đảm phản đôi lại
chừih là Phan Đình Phùng, lúc ấỵ chỉ giữ một chức quan
nhỏ - chức Ngự sử trong Viện Đô sát. Khi ông từ trong
hàng ngũ hùng dũng bước ra, có người bạn đổng liêu lo
sợ cho ông đã níu áo ông lại, nhưng ông giật mạnh làm
cho đứt ngang thân sau, ông đã hiên ngang lên tiếng phản
đối quyết định của Tôn Thất Thuyết. Hành động lúc đó
của Phan Đình Phùng hoàn toàn do tinh thần trung nghĩa
vua tôi mà chưa nhận rõ được động co sâu xa của Tôn
Thâ't Thuyết là yêu nước đâ'u tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
Phản ứng tức thời của Tôn Thâ't Thuyết là hạ lệrừi cho Imh
giải Phan Đình Phùng đi chém. Nhưng ngay sau đó, ông
thay đổi ý kiến, ra lệnh cởi trói tống giam ít lâu, rồi cho
về quê. Sự thay đổi ý kiến đột ngột và kịp thòi này rõ
ràng không phải ngẫu nhiên mà phải bắt nguồn từ trước.
1. Trong di chiếu có câu: "Dục Đức hãy còn trẻ tuổi, mà phóng
đãng vô độ, đáng lẽ không lập, nhưng vì không có tự quân nên
phải lập". Trần Tiễn Thành nhận thây nếu đọc rõ câu kia thì có hại
đến danh dự nhà vua sắp lên ngôi nên đọc nhỏ để mọi người
không nghe được. Tôn Thâ't Thuyết lây cớ đó để phế bỏ Dục Đức
vì tội đã tự ý sửa đổi di chiếu.
62