Page 59 - Huế Trong Tôi
P. 59
hình đó, chỉ cần một cuộc đột kích nhỏ của quân dân ta
cũng có thể tiêu diệt hết quân địch, giải phóng Hà Nội.
Thế nhưng tệ hại thay, đi ngược lại ý nguyện của quân
dân, triều đình vẫn "án binh bâ't động", nuôi hy vọng
bằng con đường thương thuyết hòa bình, để rồi như 10
năm về trước lại thu hổi thành Hà Nội và các thành,
tỉnh địa phưong!
Trong khi đó, thái độ của Chính phủ Pháp lại hoàn
toàn khác trước. Tin Rivière chết không làm cho thực dần
Pháp chùn bước như khi Gamier chết. Tình hình ngoại
giao và chứứi trị của Pháp lúc này đều ổn định, chủ nghĩa
tư bản ở Pháp đã chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
nên yêu cầu bành trướng thuộc địa càng lớn. Bọn thực
dân hiếu chiến đã chớp ngay tũi đại bại ở Cầu Giấy để lớn
tiếng kêu gọi "trả thù", buộc dư luận trong và ngoài Nghị
viện ủng hộ cuộc viễn chirửì lớn. Ngân sách chiến phí đã
được toàn thể Hạ viện thông qua không một phiếu chống,
đổng thời quyết định gửi thêm quân và chiến hạm sang
Việt Nam.
Từ cuối tháng 7-1883, viện binh Pháp bắt đầu kéo
sang. Cũng vào cuối tháng đó, bọn trùm thực dân hiếu
chiến Pháp họp ở Hải Phòng bàn mưu tính kế, rồi quyết
định đánh thẳng lên Son Tây là trung tâm kháng chiến
ở ngoài Bắc bây giờ và đánh vào Huế là đầu não của
triều Nguyễn.
Trước những hoạt động ráo riết của địch, mặc dù
không được lệnh triều đmh, quan quân ta đã đánh lùi
cuộc hành quân của Pháp lên Sơn Tây buộc chúng cuối
57