Page 55 - Huế Trong Tôi
P. 55
lại buộc triều đình Huếký Hiệp ước Giáp Thân ngày 6-6-1884,
đánh dấu sự đầu hàng của Nhà nước phong kiến Việt Nam
hước sự târi công của chủ nghĩa tư bản Pháp.
Cầm đầu phái đoàn ngoại giao của triều đình Huế để
thương lượng ký kết với Pháp Hiệp ước Giáp Thân là
Phạm Thận Duật. Rõ ràng trong tình thêTúc này không thể
không ký, nhưng trưởng đoàn Phạm Thận Duật cùng các
phái viên trong đoàn đã kiên quyết đấu tranh buộc bọn
Pháp phải trả lại ba tỉnh phía Bắc Trung Kỳ là Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tữửi và tinh Bình Thuận - cực nam Trung Kỳ,
một điều kiện râ't thuận lợi cho sự bùng nổ và phát triển
phong trào Cần Vương sau này. Phạm Thận Duật và phái
đoàn cũng đã kiên quyết không nộp quả âri bạc tượng
trưng cho sự thễỉn phục của triều Nguyễn đối với nhà
Thanh, mà đem nâ'u chảy trước sự chiing kiến của hai bên.
Chưa đầy hai tháng sau khi ký Hiệp ước Giáp Thân,
vua Kiến Phúc mới ở ngôi được hơn một năm bị bệnh
nặng mâ't. Phạm Thận Duật cùng Tôn Thâ't Thuyết và
Nguyễn Văn Tường đổng lòng tôn Hàm Nghi lên ngôi lúc
mới 13 tuổi. Lúc đầu bọn Pháp phản đối, nhimg trước thái
độ kiên quyết của phái chủ chiến trong triều, chúng phải
nhượng bộ. Ngay sau đó công cuộc chuẩn bị lực lượng
kháng chiến được bí mật xúc tiêri. Riêng Phạm Thận Duật
đã tổ chức chiêu mộ tại Ninh Bình một đội quân 500
người. Chủ trương xây dựng các đồn sơn phòng ở vùng
rừng núi hiểm yếu đã được Phạm Thận Duật đê xuât từ
trước nay được ráo riết thực hiện. Bằng những hoạt động
tích cực và đóng góp thiết thực của mình vê chính trị và
53