Page 177 - Huế Trong Tôi
P. 177
cho nhau tin tưởng, qua đó thông hiểu được tình hình
nước ngoài)’.
Còn nói về khoa học giáo dục, cũng đã có những nhận
thức mới. Vua Tự Đức ra lệnh chọn 8 người có sức khỏe,
thông mmh, siêng năng đi học nghề chê' tạo tàu máy chạy
biển. Tháng 7-1867, nhà vua chỉ thị cho Viện Co mật phiên
dịch các sách khoa học kỹ thuật phương Tây ra chữ Hán
để tiện phổ biến trong nhân dân.
Tháng 5-1868, triều đình lại cử một đoàn gồm 8 người
vào Gia Định học chữ Pháp^. Như vậy, vào những năm
nửa sau thế kỷ XIX, yêu cầu đổi mới về các mặt chứứì trị,
kinh tế, văn hóa, giáo dục đã được đề ra với Việt Nam
nhằm giải quyết những khó khăn to lớn của đâ't nước,
yêu cầu đó mạnh mẽ và câ'p thiết đến nỗi ngay cả vua
quan nhà Nguyễn vốn bảo thủ và trì trệ cũng không thể
nhận thâ'y, và trong một phạm vi nhâ't định đã có rứiững
việc làm nhằm giải quyết những khó khăn to lớn đó để
đưa đâ't nước thoát khỏi cơn nguy khốn. Nhtmg kiểm
điểm lại, tất cả những việc làm đó còn rụt rè, có tứứi châ't
thăm dò và thường là để đối phó với thời cuộc nên thiếu
1. Đến năm 1870, vua Tự Đức lại định cử Nguyễn Trường Tộ
dẫn một đoàn học sinh sang Pháp học tiếng, đào tạo phiên dịch
nhưng ông ốm nên không đi được.
2. Thái Văn Kiêm dẫn trong: "Nguyễn Trường Tộ - patriote
réíormeste, poète e homme d'action" (Nguyễn Trường Tộ, nhà yêu
nước cải cách, nhà thơ và con người hành động), BSEI (Tập san của
Hội Nghiên cứu Đông Dương, Sài Gòn, 1972, q.3).
175