Page 174 - Huế Trong Tôi
P. 174
và thức thời không thể có thái độ bàng quan, lạnh nhạt.
Ngay cả một số quan lại của triều đình - nhất là một số
người còn có dịp đi ra nước ngoài công cán nên thấy rõ
sức mạnh của văn minh thế giới - cũng phải lên tiếng, đề
đạt với triều đình một số công việc câ'p bách cần làm để
nước giàu, dân mạnh thì mới có khả năng bảo vệ độc lập
dân tộc. Phạm Phú Thứ trong phái đoàn ngoại giao của
triều đình sang Pháp hồi năm 1863’ đã ghi chép những
điều mắt thây tai nghe trên đường đi và tại xứ người, khi
về nước đã cho khắc in một số bộ sách giới thiệu nền văn
minh của thê'giói phương Tây như:
Bác vật tân biên (nói về khoa học); Khai môi yếu pháp (nói
về cách khai mỏ); Hàng hải kim châm (nói về cách đi biển);
Vạn quốc công pháp (nói về cách thức giao thiệp quốc tê).
Tháng 5-1863, Biện lý Bộ Hình Trần Đình Túc tâu xừi
mộ dân khai khẩn ruộng đất hoang ở hai tỉnh Thừa
Thiên và Quảng Trị. Đêh tháng 3 năm sau (1864), ông lại
xin mộ dân, lập xã, lập âp đế rồi nhận phần khai khẩn
ruộng hoang tại xã Lương Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên^. Ngành khai mỏ cũng được đặc biệt chú ý.
Tháng 3-1867, cũng Trần Đình Túc xm khai mỏ sắt ở xã
Lưu Biểu, thuộc huyện Hương Trà (Thừa Thiên). Sau đó.
1. Phái đoàn ngoại giao do Phan Thanh Giản dẫn đầu sang
Pháp năm 1863 để xin chuộc lại ba tinh miền Đông Nam Kỳ (Biên
Hòa, Gia Định, Định Tường) đã bị Pháp chiếm năm trước.
2. Đại Nam thực lục chính biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
1974, tr.l20,196, 204, 214.
172