Page 130 - Giới Thiếu Thị Trường Thổ Nhĩ Kỳ
P. 130
1949, nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ chính thức quản lý việc phát triển
sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm chè tại nước này.
Để cung cấp dịch vụ tốt hơn song song với việc phát
triển ngành chè, năm 1971 một công ty chè được thành lập với
tên gọi là “CAYKUR” do nhà nước quản lý độc quyền trong
việc kinh doanh chè. Tuy nhiên, đến năm 1984 với sự xóa bỏ
độc quyền nhà nước, các công ty tư nhân đã được quyền thu
mua, chế biến và tiếp thị chè. Đây được coi là bước ngoặt quan
trọng trong việc phát triển ngành chè Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngành chè Thổ Nhĩ Kỳ tuy ra đời muộn so với một số
quốc gia khác, nhưng đã phát triển với tốc độ cao. Theo đánh giá
của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc –
FAO, hiện sản xuất chè của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 5% thị phần thế
giới, đứng thứ 5 trên thế giới, sau các nước Trung Quốc, Ấn Độ,
Kenya và Sri Lanka.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ có hơn 200 ngàn hộ gia đình (khoảng 1
triệu người) tham gia vào việc sản xuất và chế biến chè tại khu
vực phía Đông Biển Đen, cách bờ biển khoảng 30 km, trên một
vùng đất kéo dài với diện tích hơn 700 ngàn ha thuộc địa phận
các tỉnh Rize, Ordu, Giresun, Trabzon và Artvin. Thổ nhưỡng và
khí hậu khu vực này phù hợp với việc sinh trưởng của cây chè.
Diện tích canh tác chè của Thổ Nhĩ Kỳ tập trung vào 4
tỉnh chính Rize 49.800 ha, chiếm 66% sản lượng chè của Thổ
Nhĩ Kỳ; Trabzon 15.500 ha; Artvin 8.600 ha; Giresun 1.900 ha.
Chè được đánh giá là sản phẩm nông nghiệp quan trọng
của Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ thu hoạch chính diễn ra từ tháng 5 đến
tháng 10 hàng năm với sản lượng chè búp 1 - 1,2 triệu tấn/năm.
Các vườn chè của Thổ Nhĩ Kỳ được gieo trồng bằng các
hạt giống. Việc chăm lo cho trồng trọt như ươm giống, nuôi
122