Page 129 - Giới Thiếu Thị Trường Thổ Nhĩ Kỳ
P. 129
Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu và sản
phẩm nhựa từ trên 100 quốc gia trên thế giới, trong đó 63%
nhập khẩu từ Saudi Arabia, Đức, Bỉ, Hà Lan, Nam Triều Tiên,
Tây Ban Nha, Italia, Pháp và Mỹ.
Như vậy, có thể thấy rằng, thời gian qua, Thổ Nhĩ Kỳ
nhập siêu cao đối với nhóm hàng nguyên liệu và sản phẩm nhựa.
Cụ thể, năm 2009 nhập siêu 3,850 tỷ USD, bằng 124,4% xuất
khẩu; năm 2010 nhập siêu 6,013 tỷ USD, bằng 161,8% xuất
khẩu; năm 2011 nhập siêu 7,998 tỷ USD, bằng 174,6% xuất
khẩu; năm 2012 nhập siêu 7,492 tỷ USD, bằng 149,5% xuất
khẩu; riêng 7 tháng đầu năm 2013 nhập siêu 5,158 tỷ USD, bằng
162,4% xuất khẩu.
Để cải thiện tình trạng này, các chuyên gia cho rằng,
phải khuyến khích đầu tư mới vào lĩnh vực hóa dầu nhằm tạo
nguồn nguyên liệu đáp ứng sản xuất và xuất khẩu.
IV. Mặt hàng chè
1. Sản xuất và tiêu thụ
1.1. Sản xuất và chế biến
Sản phẩm chè từ Trung Quốc được du nhập vào Thổ Nhĩ
Kỳ đề làm đồ uống vào thế kỷ thứ năm thông qua các nhà buôn
trên con đường tơ lụa Á – Âu, nhưng cho đến thế kỷ thứ 6 người
Thổ Nhĩ Kỳ mới thực sự coi trà là loại nước uống thông thường.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, cây chè chính thức được canh tác vào
năm 1888 tại tỉnh Bursa, đến năm 1917 chè được trồng tại tỉnh
Rize – khu vực Biển Đen, nơi có sản lượng lớn nhất của đất
nước. Tuy nhiên, việc trồng chè theo đúng luật định được xác
định lần đầu tiên vào năm 1924. Cũng vào năm 1924, Viện
nghiên cứu phát triển chè Thổ Nhĩ Kỳ được ra đời. Đến năm
1939, việc trồng chè được khuyến khích tại Thổ Nhĩ Kỳ. Năm
121