Page 69 - Giáo Dục Và Đào Tạo Chìa Khóa Của Sự Phát Triển
P. 69
Giáo dục và đào tạo - Chìa khoá của sự phát triển
4 - Quản lý nhà nước và quyền tự chủ của trường đại
học
Việc tăng cường quyền tự chủ cho các trường học trước mắt
nên tập trung nhiều vào việc tăng quyền tự chủ tối đa cho các
trưòng đại học.
Về công tác quản lý của ngành giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo
dục và Đào tạo cần tôn trọng quyền hoạt động tác nghiệp của các
cơ sở giáo dục - đào tạo, mở rộng đích đáng quyền và trách
nhiệm tự chủ của các nhà trường. Tuy nhiên, tình trạng “đá lộn
sân”, lẫn lộn các chức năng quản lý về thể chế chính sách với các
chức năng tác nghiệp của nhà trưòng vẫn chưa được khắc phục.
Trong khi các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào
những hoạt động mang tính tác nghiệp của các trưòng, thì chức
năng quản lý đích thực về thể chế, chính sách của Nhà nưóc lại
không được chú ý đúng mức. Ông Nguyễn Minh Hiển (khi còn là
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo) trong một bản đánh giá tình
hình quản lý của ngành đã phải thừa nhận: Một nguyên nhân
quan trọng của những yếu kém trong ngành giáo dục - đào tạo là
do những yếu kém trong quản lý, như chậm ban hành các chủ
trương chính sách vĩ mô đủ sức định hướng, xử lý kịp thòi các
mối tương quan lớn của giáo dục đại học trong cơ chế thị trường.
Nhiều văn bản dưới Luật Giáo dục ban hành chậm. Công tác
thanh tra, kiểm tra trong giáo dục đại học chưa đáp ứng yêu cầu.
Việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào đại học được nêu lên như
một ví dụ điển hình về sự ôm đồm trong quản lý của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, đồng thòi can thiệp sự vụ vào hoạt động tác nghiệp
của các trường. Việc tuyển sinh vào đại học, cao đẳng ở các nước
khá nhẹ nhàng và chính xác hơn, trong khi cách tuyển sinh của
Việt Nam lại nặng nề, kéo theo sự căng thẳng, tốn kém của cả xã
hội, nhưng chưa có thông sô nào chứng minh các trường chọn
đúng bao nhiêu phần trăm sinh viên có tô chât và năng lực phù
hợp với ngành, nghề mà trường đào tạo.
67