Page 60 - Được Học Và Thuốc Thiết Yếu
P. 60
II. NHỮNG THUỐC THƯỜNG DÙNG
1. Dỉazepam.
BD: Seduxen (Hungari); Sibazol (Nga); Servizepam (Thụy sĩ); Valium (Pháp).
DT: Viên nén 2 - 5 và 10 mg - Sirô 0,4 mg/ml
Thuốc giọt (10 mg/ml tương ứng 30 giọt)
Ông tiêm 2 ml = 10 mg.
TD: Dẫn chất benzodiazepin có tác dụng an thần, gây ngủ, chông kinh giật và gây
thư giãn cơ.
CĐ và LD: Uống trong các trường hợp khó ngủ, lo lắng.
Người lớn; Ngày 5 - 20 mg chia 3 - 4 lần.
Trẻ em: Nên hạn chế dùng, nếu cần thiết dùng liều 0,5 mg/kg/24 giờ. Cụ thể là từ
12 tháng đến 6 tuổi: 1 - 6 mg/ngày chia 3 làn. Từ 7 đến 15 tuổi: 6 - 1 0 mg/ngày chia 2
- 3 lần.
- Tiêm tĩnh mạch chậm: Cơn động kinh nặng; người lớn 1 - 2 lần X 10 mg/24 giờ.
Bệnh uốn ván 20 - 30 mg/24 giờ/ngày chia 2 - 3 lần. Trẻ em: 2 - 5 mg/ngày có thế tiêm
bắp nếu không tiêm được tĩnh mạch.
CCĐ: Trạng thái sốc hoặc hôn mê; thần kinh trung ương bị ức chế; nhược cơ; phụ
nữ có thai (3 tháng đầu) và phụ nữ đang nuôi con bú.
Chú ý:
- Chỉ dùng thuốc này trong những trường hợp th ật cần thiết và đúng chỉ định, tránh
lạm dụng (dễ dẫn đến tình trạng quen thuôc và phụ thuộc vào thuôc).
- Kiêng rượu trong thời gian dùng thuốc.
- Người lái xe hoặc vận hành máy không dùng thuốc này khi đang làm việc vì dễ
gây buồn ngủ.
2. Phenobarbital.
TK: Acid phenyl etyl barbituric; Phenemalum
BD: Gardenal (Pháp); Lepinal (Đức)...
DT: Viên nén 10 - 50 hoặc 100 mg
ỏng tiêm 40 hoặc 200 mg
TD: Dẫn chất barbituric có tác dụng chông co giật và gây ngủ.
CĐ: Bệnh động kinh (tác động chủ yếu đến cơn lớn) hiện nay ít dùng để gây ngủ
(vì độc tính khá cao so với diazepam) và chỉ còn dùng trong tiền mê.
LD: - Uô'ng: Người lớn từ 50 đến 400 mg/ngày chia 2 - 3 lần. Trẻ em dưới 30 tháng:
từ 20 đến 50 mg/ngày chia 2 - 3 lần.
Từ 30 tháng đến 15 tuổi: Từ 50 đến 100 mg/ngày chia 2 - 3 lần.
60