Page 59 - Được Học Và Thuốc Thiết Yếu
P. 59
THUỐC AN THẦN, GÂY NGỦ, CHốNG co GIẬT
MỤC TIÊU
1. Trình bày được đại cương về thuốc an thần, gây ngủ, chống co giật.
2. Nếu được đúng cách sử dụng cao lạc tiên, viên sen vông để làm thuôc an thần và
diazepam đế chữa m ất ngủ thường.
3. Chú trọng quản lý sử dụng thuốc ngủ chặt chẽ.
NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC AN THẦN, g â y n g ủ , CHỐNG c o g i ậ t
1. Tác dụng.
Các thuốc này tác động đến hệ thần kinh trung ương, giảm kích thích và quá trình
hưng phấn ở vỏ não, tùy theo mức độ và phạm vi tác động. Có thể phân biệt:
1.1. Thuốc an thần: giảm tính chịu kích thích gây ra hưng phấn quá mức.
- Mạnh; Nhóm các thuốc an thần kinh dùng trong khoa tâm thần (trị các bệnh tâm
thần phân liệt, hoang tưởng, thao cuồng kích động...) như clorpromazin, haloperidol...
- Vừa và nhẹ: Nhóm các thuôc trấn tĩnh hoặc bình thản (trị các chứng lo âu, bồn
chồn...) như diazepam.
1.2. Thuốc gây ngủ: Có tác dụng phát triển quá trình ức chế ở vỏ não và tạo ra giấc
ngú gần như giấc ngủ sinh lý bình thường; như các dẫn chất barbituric (hiện nay rất ít
dùng vì độc tính khá cao): nitrazepam và một sô" dẫn chất benzodiazepin, cloral hydrat
• V .V ...
1.3. Thuốc chống co giật: Giảm kích thích ở các cơ, làm m ất các cơn co giật trong
bệnh động kinh hoặc cơ co cứng ở bệnh uốn ván.
2. Nguyên tắc sử dụng.
Các thuốc hóa dược có tác dụng an thần, chông co giật, gây ngủ dều xếp vào những
thuốc độc bảng B, nên chỉ cấp phát theo đơn và phải bảo quản theo chế độ đã qui định.
Với các trường hợp nhẹ, nên dùng các thuốc về y học dân tộc như cao lạc tiên, viên
Sen vông.
- Không được dùng các thuôc này trong thời gian dài (trừ với thuôc chông co giật
để trị bệnh động kinh và các thuốc an thần kinh trị một sô' bệnh tâm thần) để tránh
hiện tượng quen thuộc hoặc lạm dụng thuôc.
- Dùng thuôc trị động kinh, không được ngừng thuôc đột ngột, để tránh xảy ra cơn
động kinh nặng.
59