Page 32 - Được Học Và Thuốc Thiết Yếu
P. 32
trị. Căn cứ vào định hướng đó và mô hình bệnh tật ở nước ta, đồng thời để hòa nhập
vào qũy đạo hoạt động chung của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ y tế đã chọn danh mục
thuôc thiết yếu là một trong các Chương trình Y tế Quốc gia. Nội dung thuôc thiết yếu
bao gồm thuôc tôl cần và thuôc chủ yếu (V+E).
2. Định nghĩa.
Thuôc thiết yếu là danh mục các loại thuôh cần thiết nhất được lựa chọn trong danh
mục thuôc thôhg nhất toàn nghành là những loại thuôc ưu tiên để đảm bảo cho công
tác phòng bệnh, chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe của nhân dân phù hợp với đường lôi
y tế Việt Nam và phương hướng dùng thuôh của Ngành.
3. Tiêu chuẩn lựa chọn các thuốc th iết yếu.
3.1. Thuốc được lựa chọn phải đảm bảo hiệu lực chắc chắn, an toàn, ít dộc hại, dễ sử
dụng; riêng thuốc từ dược liệu trong nước cũng phải có hiệu quả một chứng mực nhất định.
3.2. Chú ý chọn lựa thuôc ở dạng, nồng độ, hàm lượng, liều lượng từ dược liệu
để thực hiện thày tại chỗ, thuôc tại chỗ phù hợp hoàn cảnh cơ sở địa phương, thuôh
nhập ngoài thì phải quan tâm đến thị trường có những điều kiện thuận lợi.
3.3. Giảm nhẹ dược chi phí của ngân sách Nhà nước và địa phương, chú ý thuôh
có hiệu quả chữa bệnh và giá cả chấp nhận được.
3.4. Thuốc phải đảm bảo kiểm tra chất lượng trước khi lưu hành sử dụng, ổn định.
4. Phân biệt thuốc th iết yếu và chủ yếu.
Thuốc chủ yếu: Là các thuốc cơ bản nhất trong danh mục thuôc thiết yếu để phục
vụ yêu cầu chăm sóc sức khỏe đa số nhân dân, dùng phổ biến cho tuyến huyện và xã,
trong nước ta, phù hợp hoàn cảnh kinh tế bệnh tật trong nước.
5. Danh m ục thuôc th iết yếu.
Theo mô hình bệnh tật của nước ta và việc phân chia bậc thang điều trị ra làm
4 tuyến: Trung ương, tỉnh, huyện, xã, ở mỗi tuyến cần có một danh mục thuôc thiết
yếu thích hợp, Bộ Y tế đã có quyết định sô' 130/BYT - QĐ ngày 23-2-1985 ban hành
danh mục thuôc thiết yếu của cả nước và danh mục thuôc chủ yếu của tuyến huyện
và tuyến xã từ nay đến những năm 1990 (Xem phụ lục kèm theo).
Nhưng danh mục này không phải là cố định, mà cần phải tổ chức định kỳ soát xét
sửa đổi bổ sung cho thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của việc chăm sóc bảo vệ
sức khỏe nhân dân và điều kiện kinh tế của đất nước. Bộ Y tế sẽ có thông báo khi có
quyết định thay đổi, bổ sung.
6. H oạt động,
Chương trình thuốc thiết yếu bao gồm nhiều nội dung hoạt động. Từ điều tra xây
dựng danh mục, tiếp nhận, sản xuất, tàng trữ, bảo quản, phân phối, đến sử dụng, quản
lý. Song đối với các thầy thuốc, cán bộ y tế phụ trợ thầy thuốc có trách nhiệm chủ yếu
trong khâu sử dụng phải gắn chặt với việc kê đơn dùng thuốc thường ngày một cách
hợp lý và an toàn để góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình này.
32