Page 122 - Được Học Và Thuốc Thiết Yếu
P. 122
NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Tai, mũi, họng là những bộ phận của cơ thế thường xuyên tiếp xúc với môi trường
bên ngoài. Đặc biệt mũi, họng là cửa ngõ của phổi và đường tiêu hóa nên rất dễ mắc
bệnh viêm nhiễm do dị ứng, do vi khuẩn thâm nhập hoặc do nhiều tác nhàn khác.
Các thuốc dùng trong tai, mũi, họng có thế chia làm 2 loại:
1. Các thuôc dùng trong điều trị nói chung là các thuốc kháng sinh, chống dị ứng,
chông phù nề, chống co thắt...
2. Các thuốc có tác dụng tại chỗ: Thuốc kháng sinh, thuốc sát khuẩn, tinh dầu, thuôc
chông dị ứng, chóng co thắt, chông viêm...
Các thuôc dùng trong trị liệu đã được trình bày ở một số chương khác. Trong phần
này sẽ chỉ trình bầy một sô thuôc thông thường tác dụng tại chỗ, khi pha chê thường
phối hợp các loại thuốc, các dung môi và các tá dược đế có dạng thuôc thích hợp với
từng thế bệnh. Phái dùng thuốc kịp thời và phải giữ vệ sinh để phòng bệnh là một việc
hết sức quan trọng và cần thiết hàng ngày.
II. CÁC THUỐC TAI ■ MŨI - HỌNG THƯỜNG DÙNG
1. Các thuôc chữa bệnh tai.
1.1. Nhãng điểm cần chú ý khi dùng các thuốc điều trị tại chỗ ở tai:
a) Trước khi nhỏ thuôc chính để chữa bệnh, cần phải rửa sạch tai bằng nước oxy
già 10 thể tích nêu tai có mủ ứ đọng ở trong. Sau đó dùng bông lau sạch. Nếu có máy
hút có thế dùng đế hút sạch mủ ở ông tai và tai giữa tạo điều kiện cho thuôc tiếp xúc
với niêm mạc bị viêm ở tai giữa.
b) Không được dùng những thuôc có thể làm bít tắc lỗ thủng của màng nhĩ, làm mủ
ở tai khó dẫn lưu ra ngoài, ứ đọng ở tai giữa và tràn vào xương chũm gây viêm tai xương
chũm râ't nguy hiếm (ví dụ; Không tán một viên thuôc rắc vào tai, tá dược quyện với
mù bít tắc và khó dẫn lưu mủ ra ngoài).
c) Các thuôc bột dùng phun rắc vào tai phải nguyên chất, tán mịn và dễ lây ra khi
cần.
1.2. Một số thuốc thitòng dùng:
a) Bột streptonicon:
TP: Cloramphenicol 0,5 g
Streptomycin 1,0 g
CĐ; Viêm tai giữa mạn tính
LD: Sau khi rửa tai bằng nước oxy già 10 thể tích, phun bột vào lỗ tai hoặc lấy bông
tấm bột ngoáy vào lỗ tai.
1 2 2