Page 102 - Được Học Và Thuốc Thiết Yếu
P. 102
4. Trình bày đúng cách sử dụng các thuôc trị ỉa chảy như viên opizoic, sulíaganidin,
Biosubtyl và các thuốc chữa lỵ amip như berberin, metronidazol
5. Trình bày đúng cách sử dụng cao Actisô, magnesi siilíat đế chữa các bệnh về
gan - mật.
6 . Hiếu biết thêm một số thuôc chữa các bệnh đường tiêu hóa đang được sử dụng
phổ biến hiện nay.
NỘI DUNG
THUỐC CHỮA BỆN H DẠ DÀY
I. ĐẠI CƯƠNG
Trong các bệnh dạ dày đa sô do nguyên nhân thừa acid clohydric ở dịch vị. Các
thuốc kháng acid ớ dịch vị nhằm trung hòa lượng acid clohydric thừa, đều là những thuôc
quan trọng và cần thiết trong điều trị các bệnh dạ dày và có tác dụng trong nhiều trường
hợp khó tiêu hóa, loét miệng nối, viêm dạ dày, thừa vị toan.
Thường dùng có một sô muôi vô cơ như natri hydrocarbonat, magnesi trisilicat,
nhôm hydroxyd, đôi khi cali carbonat, bào chết dưới dạng thuôc tiêm , thuôc bột hoặc
dịch treo (gel).
Việc lựa chọn thuôc tùy thuộc sự dung nạp của từng cơ địa bệnh nhân. Dạng thuôc
lỏng thường có tác dụng xuât hiện sứm, nếu dùng thuôc viên thì nên nhai kỹ viên thuôc
chứ không nuôt ngay đế phát huy tác dụng thuốc nhanh hơn.
Để giảm chứng đau của loét miệng nối và viêm dạ dày các thuốc bao phủ lên vết
loét nên cho uô'ng vào khoảng cách các bữa ăn và trước khi đi ngủ, nhưng nếu cần vẫn
có thế cho uôrìg mỗi giờ 1 - 2 lần. Trong trường hợp hồi lưu dạ dày - thực quản - thoát
vị hoành, ợ chua thường cho uống vào sau bữa ăn hoặc lúc đau nhiều. Sau đây là một
số thuốc thường dùng;
II. NHỮNG THUỐC THƯỜNG DÙNG
1. Kavet.
DT: Viên nén chứa cao cam thảo, natri hydrocarbonat, magnesi trisilicat, cao đại
hoàng hoặc cao mềm chút chít.
CĐ; Các chứng đau bụng đầy hơi, ợ chua, loét dạ dày - tá tràng.
LD: Ngày uô'ng 2 - 3 lần, mỗi lần từ 2 đến 4 viên (nhai nhỏ viên thuốc chiêu với
nưđc)
BQ: Để nơi khô ráo
2. Alusi.
1 0 2