Page 95 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 95

ý  nghĩa  nhân  quyền  cao  hơn,  và  vì  thế ý  nghĩa  đạo  đức
       nhân văn của nó cũng cao hơn. Đó chính là điều phù hỢp với
       sự phát triển bền vững của con  nguời,  và vì thế xu hướng
       chuyển sang xã  hội tri thức là  một xu  hướng hỢp  lý và nó
       đang nhận  được sự  đồng tình của  đông đảo  giới khoa học.
       Đó cũng chính là lý do tồn tại của xã hội tri thức bền vững
       mà chúng ta cần phải làm cho nó trở thành hiện thực càng
       sớm càng tốt.
           Chính vì vậy,  liên quan  đến câu hỏi “iiệu  trên  thê giới
       đã có xã hội  tri  thức chưa?’,  chúng ta  có thể nói  như sau:
       Hiện tại ử một số nước phát triển đã có một số điều kiện và

       thành  tố của  xã  hội  tri  thức  hiện  đại,  nhưng  để  đạt  được
       một  xã  hội  tri  thức  đích  thực  và  bền  vững,  bản  thân  các
       nước  đó vẫn  còn  nhiều việc phải làm và  nhiều thách thức
       phải vượt qua. Vì thế mà UNESCO vẫn đang kêu gọi cộng
       đồng quốc tế là phải nỗ lực nhiều hơn nữa để chuyển sang
       xã hội tri thức khi bước vào thê kỷ XXI này.
           Thế nhưng -  một lần  nữa  ta lại  phải  nói  đến  một chữ
       “nhưng”  cuôi  cùng  -  cho  dù  có  khẳng  định  như  UNESCO
       về việc không chỉ  nhìn xã hội tri thức từ góc độ kinh tế và
       không  đặt  kinh  tế làm  tâm  điểm  của  xã  hội  tri  thức,  thì
       chúng tôi vẫn cứ phải nói rằng cũng không thể quá đề cao
        các yếu tố khác mà coi nhẹ yếu tô' kinh tế. Mọi lĩnh vực giáo
        dục,  khoa học,  văn hoá cũng là  để phục vụ cho kinh  tế và
        ngưỢc lại.  Kinh tế có một vai trò rất quan trọng cho sự phát
        triển  của  con  người,  đặc  biệt  là  ở  những  nước  đang  phát
        triển,  nơi mà theo Ngân hàng Thế giới, hiện đang có tới 2,4
        tỷ người đang phải  sông dưới  mức 2 đôla Mỹ một ngày,  và
        880 triệu người sông dưới mức  1  đôla Mỹ một ngày, nơi mà


                                                                 95
   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100