Page 91 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 91
mặt trái của nó như UNESCO vừa khuyên cáo, nó còn có
thể kết nổí tình cảm chia sẻ khó khăn giữa các dân tộc trên
toàn hành tinh, vượt qua mọi khoảng cách không gian và
rút ngắn khoảng cách thời gian xuông mức bằng không.
Điều này chúng tôi đã nói đến ở mục 2 của chương này.
Cũng trong nỗ lực xác định bản chất và đặc điểm của
xã hội tri thức, gần đây nhất, Vụ các vấn để Kinh tế và Xã
hội (DESA) của Liên hợp qưốic đã xác định “Bản chất của
xã hội "trí thức’ (...) là sự phát triển trí thức, tức là việc tạo
ra ý nghĩa mới, tạo ra giá trị gia tăng thông qua việc xử lý
một cách sáng tạo của con người đối vói thông tin có sẵn, và
được đo lường bằng khả năng ứng dụng hay tính hữu ích to
lớn và/hoặc mới mẻ của thông tin đã được xử lý, so với thông
tin có sẵn ban cfá'u”h Nhưng nói như thế thì phải chăng mọi
xã hội từ xUa đến nay đều là xã hội tri thức? Không phải
vậy, DESA quan niệm rằng một xã hội đạt tới trình độ tạo
ra ý nghĩa mới (hay^rí thức mới) trên quy mô “sản xuất
hàng l o ạ f , và có khả năng áp dụng các tri thức mới đó cũng
với quy mô hàng loạt, thì mới được gọi là xã hội tri thứcĩ.
Mặc dù việc sản xuất và ứng dụng hàng loạt đôl với
tri thức ngày nay được thực hiện nhờ có công nghệ thông
tin và truyền thông (ICT), nhưng DESA cho rằng việc hiện
nay vẫn còn nhiều người nhấn mạnh đến ICT với tư cách là
nhân tố quyết định bản chất của xã hội tri thức là một sai
lầm. Như lòi ông Trưởng phòng Quản lý Hành chính công
và Phát triển thuộc DESA Guido Bertucci đã nói, điều căn
1, 2. DESA; Understanding KnowIedge Societies, Tlđd, tr. 23, 36.
91