Page 94 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 94
tin thành xã hội tri thức. Chẳng hạn, khi các tô chức quốc
tế, đặc biệt là ITU, để ra mục tiêu khắc phục các khiếm
khuyết và hạn chế của xã hội thông tin hiện hành để xây
dựng một xã hội thông tin toàn cầu tiến bộ với những nội
dung cụ thể của nó, thì, theo quan điểm hiện nay, việc họ
làm cũng chính là để xây dựng một xã hội tri thức thực thụ,
và những nội dung mà họ đặt ra cho xã hội thông tin toàn
cầu cũng chính là những nội dung của xã hội tri thức.
Như vậy, mặc dù thuật ngữ “xã hội tri thức” vẫn chưa
trở thành phổ biến, nhưng nội dung của nó thì đang đưỢc
hình thành và nhiều khi đưỢc đồng nhất với một xã hội
thông tin tiến bộ. Tuy nhiên theo chúng tôi, nếu đứng từ
góc độ chủ thể sáng tạo thì ta có thể dễ dàng phân biệt được
hai giai đoạn xã hội này một cách rõ ràng hơn. Có thể nhận
thấy rằng xã hội thông tin nhấn mạnh đến góc độ người
phát thông tin. Còn xã hội tri thức nhấn mạnh đến góc độ
người nhận thông tin. Đứng từ góc độ người phát, xã hội
thông tin vẫn mang nặng tính thương mại và thị trường
hàng hoá: thông tin luôn được coi là hàng hoá. Còn đứng từ
góc độ người nhận, xã hội tri thức thể hiện sự quan tâm đến
người nhận, đến việc hiểu và sử dụng thông tin nhằm mục
đích sáng tạo ra tri thức để phục vụ cho phát triển.
Tóm lại, cần phải hiểu xã hội tri thức hiện đại không
chỉ từ góc độ kinh tế. Nó không chỉ dựa trên nền kinh tê
tri thức, trên công nghệ thông tin và truyền thông, mà còn
dựa trên nền tảng đạo đức nhân văn, liên quan chặt chẽ
đến chê độ dân chủ và giáo dục. Nó đang được thoát thai
từ xã hội thông tin và dựa vào xã hội thông tin như là một
phương tiện để phát triển. Tuy nhiên, xã hội tri thức mang
94