Page 90 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 90
nghệ và khả năng kết nối nhấn mạnh đến hạ tầng cơ sở và
sự quản trị hành tinh mạng. Chúng có ý nghĩa chủ chốt một
cách rõ ràng, nhưng không nên coi chúng như là một mục
đích tự thân. Nói một cách khác, xã hội thông tin toàn cầu
chỉ có nghĩa nếu nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
tri thức và tự nó đặt ra mục tiêu ‘hướng tới sự phát triển
con người dựa trên quyền con người’'. Mục tiêu này càng có
ý nghĩa sông còn khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
ba - tức cuộc cách mạng của các công nghệ mới - cỳing vối
giai đoạn mới của toàn cầu hoá đi kèm theo nó, đã quét sạch
những cột'mổc quen thuộc và đẩy nhanh sự chia rẽ giữa
người giàu và người nghèo, giữa các nưốc công nghiệp hoá
vối các nước đang phát triển, cũng như bên trong các cộng
đồng của một quốc gia. Đối với UNESCO, việc xây dựng xã
hội tri thức sẽ ‘mở ra con đường cho việc nhân đạo hoá quá
trình toàn cẩu hoá’^”^.
Tuy nhiên ở đây, theo chúng tôi, chúng ta cũng phải
thấy rằng cuộc cách mạng của các công nghệ mối, ngoài
1. Xem UNESCO: From Inỉormation Society to KnowIedge
Societies (Từxã hội thông tin đến xã hội trí thức), công trình chuẩn bị
cho Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin, bttp://portaI.
unesco.org/ci/fr/phpURL_ID=13775&URL_DO=DO_TOPIC&URL_
SECTION=201.html.
2. Tuyên bốcủa Hội nghị Bàn tròn cấp Bộ trưởng: “Hướng tới các xã
hội tri thức”, được tổ chức ttong khoá họp 32 của Đại Hội nghị UNESCO
tại Pari, ngày 9 - 10-10-2003 (văn kiện 32 C/INR26, mục 2), http://
unesco.org/images/0013/001321/132114f.pdf. Trích theo UNESCO:
Towards Knowledge Societies, Tldd, tr. 27.
3. UNESCO: Tovvards KnowIedge Societies, Tlđd, tr. 27.
90