Page 87 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 87
mang tính xã hội, đạo đức và chính trị rộng lớn hơn nhiều.
UNESCO cũng khẳng định rằng “Chỉ riêng sự phát triển
của mạng truyền thông sẽ không thể tạo cơ sở cho xã hội
tri thức”’.
Cụ thể, trong Báo cáo T hế giới 2005, UNESCO không
đưa ra một định nghĩa về xã hội tri thức, mà chỉ nói đến
việc “xã hội tri thức có những gì?”. Nói đến xã hội tri thức,
tổ chức này nhấn mạnh trước tiên đến quyền tự do diễn đạt,
sau đó mới đến công nghệ thông tin, đến kinh tế tri thức, rồi
dừng lại rất lâu ở xã hội học tập, ở phương châm giáo dục
suốt đời cho tất cả mọi người, và tập truhg nhấn mạnh đến
nhiệm vụ hàng đầu của xã hội tri thức là rút ngắn khoảng
cách biệt tri thức...
Như vậy, mặc dù nói đến việc xây dựng xã hội thông tin,
nhưng nếu theo quan điểm mới của UNESCO, thì các văn
kiện của WSIS cũng phải đưỢc hiểu là chúng ta cần khắc
phục những khiếm khuyết của xã hội thông tin để xây dựng
một xã hội tri thức bền vững. Những khiếm khuyết đó liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đến hố ngăn cách số, đến ô
nhiễm và huỷ hoại môi trường... Rõ ràng, xã hội thông tin
mà trong đó chúng ta đang sông mới chỉ chú ý đến những
ích lợi kinh tế và đến yếu tô' thị trường, mà chưa quan tâm
thoả đáng đến nhân quyền, dân quyển, đến đạo đức học
khoa học và đạo đức học sinh thái. Bản Hiến chương của
các học giả Đức đã tuyên bô' ngay từ đầu rằng: “Một xã
hội mà trong đó chê độ sở hữu trí tuệ đang biến tri thức
1, Xem UNESCO: Towards KnowIedge Societies, Tldd, tr. 19.
87