Page 89 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 89
các xã hội trì thức, UNESCO đã dành sự chú ý rất nhiều cho
giáo dục, học tập, nghiên cứu khoa học, chia sẻ tri thức và
bảo tồn đa dạng văn hoá. Trong khi đó chủ đề về kinh tế
tri thức chỉ được đê cập một cách thoảng qua. Trong bản báo
cáo 10 chương này, sau chương I là chương trình bày khái
quát vể xã hội thông tin và xã hội tri thức, thì kinh tế tri
thức chỉ được nói đến trong một phần nhỏ của chương II.
Tám chương còn lại là dành cho giáo dục, khoa học, văn
hoá và chia sẻ tri thức, trong đó có ba chương dành cho
giáo dục và học tập; hai chương dành cho nghiên cứu khoa
học; ba chương còn lại dành cho an ninh con người, cho bảo
vệ đa dạng văn hoá và rút ngắn khoảng cách biệt tri thức
trong xã hội tri thức. Điều này cho thấy mối quan tâm của
UNESCO dành cho giáo dục và khoa học là rất cao. Nó cũng
cho thấy UNESCO không hề đặt trọng tâm vào kinh tế tri
thức khi nói đến xã hội tri thức. Trong chương I của bản báo
cáo, UNESCO đã trình bày rất rõ bản chất và nhiệm vụ của
xã hội tri thức: “Các xã hội tri thức có khả năng xác định,
sản xuất, xử lý, lưu truyền, phổ biến và sử dụng thông tin
để xây dựng và áp dụng tri thức cho sự phát triển của con
người. Chúng đòi hỏi phải tạo cho nhãn quan xã hội có khả
năng bao quát sự đa dạng, sự bao hỢp, sự đoàn kết và sự
tham gia. Như đã đưỢc UNESCO nhâ'n mạnh trong giai
đoạn I Hội nghị Thượng đỉnh Thê giối về Xã hội Thông tin,
khái niệm xã hội tri thức mang tính bao dung tất cả hơn và
dẫn đến khả năng trao quyền hơn so với khái niệm về công
nghệ và khả năng kết nối, là khái niệm thường chi phối các
cuộc tranh luận về xã hội thông tin. Những vấn để về công
89