Page 88 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 88
thành một nguồn lực hiếm thì không phải là một xã hội
bền vững”. Trong Báo cảo T hế giới 2005, UNESCO cũng đề
xuất những giải pháp rất cụ thể cho việc khắc phục những
khiếm khuyết của xã hội thông tin, đó là thiết lập một xã
hội học tập, giáo dục suốt đời cho tất cả mọi người, bảo tồn
đa dạng tri thức..., trên cơ sở của nguyên tắc tối cao là thực
hiện quyền tiếp cận thông tin và tri thức p hổ biến cho tất
cả mọi người. Đê cập những vấn để bức xúc cụ thể như mâu
thuẫn giữa việc khuyên khích óc sáng tạo với quyền phổ
biến về chia sẻ tri thức, liên quan đến việc bảo hộ quyển
sở hữu trí tuệ, UNESCO đã đê xuất là cần phải có sự dung
hoà giữa việc bảo hộ quyền sở hữu trí tAệ với việc thúc đẩy
lĩnh vực tri thức công cộng. Theo UNESCO, về nguyên tắc
thì tri thức vẫn phải là tài sản chung của toàn nhân loại;
mọi người đều có quyền tiếp cận tri thức. Nhưng việc bảo
hộ quyển sở hữu trí tuệ chính là để khuyến khích óc sáng
tạo, và cũng là để khuyến khích việc tạo ra tri thức mói. Tuy
nhiên, những sản phẩm trí tuệ đưỢc đặt dưối sự bảo hộ thì
vẫn được các cá nhân tiếp cận và khai thác cho công việc
sáng tạo của riêng mình, cũng như được khai thác ngoài
mục đích thương mại và không nhằm mục đích khai thác
lợi nhuận đối vối sản phẩm đó. Như vậy có nghĩa là trong
giao lưu tri thức, chúng ta không nên tuyệt đốl hoá vấn đề
bản quyền để làm cản trở quá trình truyền bá tri thức. Chỉ
có như vậy, các sản phẩm tri thức trên thế giối mới tiếp xúc
được với nhau để không ngừng tạo ra tri thức mái.
Đến đây chúng tôi phải nói rõ thêm một điều là trong
Báo cáo T hế giới 2005 của UNESCO mang tên Hướng tới
88