Page 86 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 86

liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông trong xã
              hội tri thức mà  UNESCO đang nói tới.
                 Trên tinh thần này, gần đây UNESCO đã cung cấp cho
              chúng ta  một  góc  nhìn  mối  trong  quan  niệm về  xã  hội  tri
              thức  -  góc nhìn  nhân  văn.  UNESCO  cho  rằng từ xưa  đến
              nay, trong xã hội nào thì tri thức của loài người cũng là một
              nguồn lực đóng góp cho sự phát triển. Nhưng trước đây, tri

              thức thường vẫn là  một tài sản nằm trong tay một sô" tầng
              lớp  êlít  (ưu  tú)  và  của  những  người  có  học  vấn  trong  xã
              hội.  Chỉ đến thòi đại thông tin, với các phương tiện truyền
              thông hiện đại, loài người mới có cơ hội thực hiện mục đích
              nhân  văn  cao  cả  của  mình,  đó  là  chia  sẻ  tri  thức cho mọi
              người dể cùng phát  triển.  Và  khi  ấy chúng ta  mới có được
              một xã hội tri thức đích thực. UNESCO không đưa ra  một

              định  nghĩa  cô  đọng về xã  hội  tri  thức,  mà  nó  cho  rằng  sự
              tiếp cận tri thức một cách bình đẳng và sự chia sẻ tri thức
              chính là hòn đá tảng cho các xã hội tri thức đích thực.
                  Như vậy,  mặc dù trong cách diễn đạt của nhiều người,
              người ta vẫn dùng lẫn lộn và vẫn gộp xã hội thông tin và xã
              hội tri thức làm một, nhưng trong tư tưởng của họ đã manh
              nha một ý tưởng là phải tiến tới xây dựng một kiểu xã hội
              mới:  xã  hội  tri  thức,  và  rằng chỉ  có  xã  hội  tri  thức  mới  là
              kiểu xã hội bền vững cho sự phát triển của loài người. Điều
              này đã được UNESCO đưa vào bản  Báo cáo  T hế giới 2005

              với chủ trương cho rằng xã hội thông tin là một phương tiện
              để xây  dựng xã  hội  tri  thức,  rằng trong khi ý tưởng vê  xã
              hội thông tin đưỢc dựa trên những sự đột phá về mặt công
              nghệ, thì khái niệm xã hội tri thức bao gồm các chiều cạnh


              86
   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91